4. Tam Quy Y | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

4. Tam Quy Y

Tam Quy Y
Nương về ngôi Tam Bảo
 
Từ trước đến giờ: Từ tụng kinh, niệm Phật đến đây, để kết thúc hướng về ngôi Tam Bảo là cốt yếu phổ nguyện cho được tự tha lưỡng lợi mà thôi chứ không chi khác.
 
Với Tam bảo là chỗ để quy y. về bên Sự: thì, các ngôi biệt tướng. Tam bảo là sờ sờ có thể riêng ngôi; về bên Lý: thì, với ngôi Nhất thể Tam Bảo, vẫn sẵn đủ trong nhất niệm tâm ta
 
Lại, với sự thì bảy bậc người phương tiện về: Tạng giáo, Thông giáo, Biệt giáo đều là chỗ để quy y, còn với Lý thì cả Viên giáo tự thủy chí chủng, và thập địa của Biệt giáo đều là chỗ để quy y.
 
Quy: là nghĩa trở về; Y: là nghĩa nương theo. Nghĩa là bảo tà pháp, về phụng sự chính pháp, nương theo chính pháp để tiến đến chân tế, chính pháp tức là ngôi Tam bảo.
 
Bảo: báu, Quý báu của Phật là thuyết đạo; quý báu của pháp là chở đạo; quý báu của Tăng là vì truyền đạo. Ðối với tam bảo, nên tôn sùng, khá quý báu, vì giữa pháp thế gian không mấy có. Nói đúng ra: pháp thế gian là trong tam giới, làm gì có ba báu ấy, nếu không người chính giác ra khỏi mê hoặc ba giới. Ðã có câu “bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ” vậy những người đã gặp và tự tâm tín thụ, ắt  đặng giải thoát hết mê hoặc sinh tử của tam giới, nên tôn xưng là Bảo. Vua Ðường Thái Tôn tôn xưng Huyền Trán là quốc bảo, nghĩa là môn báu bằng người của nước nhà, vì hơn cả bảy báu kia, bởi biết hoạt động về thuyết pháp, dịch kinh, chuyển mê khởi ngộ cho cả một quốc dân. Và hơn “dĩ thiện vi biểu” của nước Sở, vì từ thiện hữu lậu của thế gian nó lẫn quẩn giữa cõi đời sống say chết ngũ! Thì thập thiện của Trời còn mê, huống thiện của nước Sở ở sát đất cái!
 
Tự quy y Phật; đương nguyện chúng sinh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm.
Tự quy y pháp, đương nguyện chúng sinh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải
Tự quy y Tăng, đương nguyện chúng sinh, thống lý địa chúng, nhất thế vô ngại.
Tự về nương Phật; phải nguyện chúng sinh, noi hiểu đạo cả (Phật bảo), dấy lòng không trên.
Tự về nương Pháp; phải nguyện chúng sinh, sâu vào kho Kinh (Pháp Bảo), trí huệ như biển.
Tự về nương Tăng; phải nguyện chúng sinh, gôm trị chúng lớn (Tăng bảo), tất cả không ngại.
 
Ba bài kệ đấy, đều mỗi câu đầu (tự quy y Phật, tự quy y Pháp, tự quy y Tăng) là nói: quy y ngôi Nhất thể Tam bảo. Mỗi ba câu kế (đều từ “đương nguyện chúng sinh” sắp xuống” là nói: quy y ngôi biệt tướng Tam bảo).
 
Tự quy y Phật là chính nối trí của tự tính; quy y ngay noi Phật của tự tính, cũng quy y nói pháp của tự tính, và cũng quy y nơi Tăng của tự tính. Phật giác, nghĩa là Biết, tỉnh và sáng suốt, tức là trí huệ của tự tính. Pháp: phép tắc, mẫu mực, tức là lý lẽ của tự tính. Tăng: hòa hợp, tức là lý trí nhất như của tự tính.
 
Lại, Phật là bát nhã đức; Pháp là pháp thân đức; Tăng là giải thoát đức. Ba đức lẫn tròn, tức là tự tính Tam bảo: Tự tính thanh tịnh, vẫn giáp pháp giới, thì pháp giới và chúng sinh đều lẫn nhau ở trong tự tính của ta, mà ta đã tự quy y với ngôi Vô tận Tam bảo của bản tính ta rồi, thì ta cũng cần phải nguyện cho pháp giới chúng sinh thảy đều quy y về ngôi Vô Tận Tam bảo của tự tính.
 
Song, biệt tướng Tam bảo dù nhiều, mà thành phần thì cũng do nơi Nhất thể Tam bảo, tự tính Tam bảo dẫu một, chứ biệt tướng Tam bảo riêng rõ sờ sờ, nên tự tính Tam bảo đã hòa lẫn, thì cùng Biệt tướng nhất như cũng khá biết.
 
Thể: thể cửu, là: noi xét. Giải: rõ nhớ. Ðại đạo: đạo cả của nhất Phật thừa. Nghĩa là cầu nguyện cho khắp cả chúng sinh đều noi theo để tỏ nhớ đạo Phật vô thượng, phát ngay cái tâm lớn vô thượng, để mong cho chóng thành Phật quả vô thượng.
 
Thâm nhập kinh tạng: Kinh điển của địa thừa đều đủmười hai bộ, kinh điển của tiểu thừa đều đủ chín bộ “Tạng “: có ba tạng, là: Tạng Kinh, Tạng luật, Tạng luận. Với ba tạng đây: đều lẫn nhau đủ cả mười hai bộ và chín bộ, chín và mười hai cũng đều đủ cả trong Tam Tạng (Tạng Kinh đều đủ chứ mười hai bộ, tạng luật tạng luận đều đủ nghĩa của mười hai bộ).
 
Với “thập giới pháp môn” không kinh nào là chẳng trọn bao quát, nên nói là kinh tạng.
 
Lại, Kinh: trung đế; Luật: tục đế; Luận: chân đế. Một mà đều đủ cả ba, ba một chẳng phải là hai, bởi thế, nói ba tạng đâu chẳng là ba đế, nên phổ nguyện pháp giới chún sinh tỏ sâu vào lý tam đế, khắp vào cái tâm pháp giới, thì nhất tâm tức là tam trí, ba trí vẫn là một tâm, tỷ như đại hải vô nhai.
 
Tam trí:
 
1. Nhất thế trí, là trí của các thánh Thinh văn Duyên giác, vì biết cái tổng tướng của tất cả pháp; tổng tướng tức là không tướng.
 
2. Ðạo chủng trí, là trí của các đức Bồ Tát, vì biết tất cả đạo pháp mỗi mỗi sai khác.
 
3. Nhất thế chủng trí, là trí của chư Phật, vì Phật có trí hoàn toàn sáng suốt, biết thấu pháp của tất cả chủng: từ tổng tướng đến biệt tướng để dạy đạo lý, dứt hoặc tập. Ba trí tròn sáng, tức là Chân như tính hải.
 
Thống: gồm, lý: sửa, điều trị. Ðại chúng: Nguyên tiếng Phạn là Sangha (tiếng Việt đọc Tăng già) dịch chữ là Hòa họp chúng, hay là chúng hòa hội, nghĩa theo Tiếng Việt là các vị Tỳ kheo đồng nhiều hòa thuận nhóm họp. Tức là các hàng quả vị trong tứ giáo, bảy bậc hiền giữa Tam thừa, và hạng thật sự Tăng chúng giữa  phàm phu (như đã thấy bản đồ ở văn sám của ngài Duy Sơn Nhiêu Thiền Sư).
 
Phổ thông nguyện cả chúng sinh: đều gom pháp lục hòa, đủ tam quán, để dứt tuyệt những mê vọng của tam hoặc, trọn rỡ cả chân giác của tam trí, cùng vào biển của tất cả Hiền Thánh, mà đặng lẽ viên dung vô ngại
 
Hòa nam: dịch là lễ bái. Thánh chúng: tức là các Thánh chúng cả Tam thừa giữa Tứ giáo. Ý nghĩa là: lạy chào các Thánh, chúng con xin lui.
 
Xét rằng: Tam đế là tam đức tính thiên nhiên, vì Trung đế là gom tất cả pháp; chân đế là bặt hẳn hết thảy pháp; Tục đế là thành lập đủ các pháp. Lại, lúc tâm tính chẳng động, mượn đấy để lập cái tên Trung; lúc mất bặt cõi tam thiên, mượn lập tên không; lúc mà tuy mất còn, mượn lập tên giả,
 
Với Trường hàng, Trùng tụng, Cô khởi thì theo nơi chữ, một câu để thành lập danh từ; do nơi Sở để nêu bày cái tên Phương Quảng. Còn mấy phần kia là đều theo nơi Sự để xưng hô.
 
Vã lại, chỉ ngay nơi một bộ kinh Pháp Hoa nó gồm đủ mười hai phần hay bộ, để rõ rằng: các bộ kinh đại thừa bộ nào cũng đều có đủ mười hai phần, mà cũng có đại thừa không đủ mười hai phần ấy, như Kinh A Di Ðà chẳng có ba nghĩa Trùng tụng, Cô khởi, Thụ ký. Ngoài ra, các Kinh khác so đó khá biết; còn với chín bộ của Tiểu thừa đủ hay chẳng đủ mười hai phần giáo, cũng so với Ðại thừa như trên khá biết.
 
Với ba ấy đều xưng là Tạng (là kho hay chứa vô kho) đó, là cả mười pháp giới nào tứ Thánh nào Lục phàm đều có bao nhiêu công đức đâu đều chẳng đủ, nên nói là Tạng: nếu mỗi người đều năng học tập, dần dần đi sâu vào chỗ thâm diệu của bao nhiêu kho ấy, thì tất nhiên trí huệ rộng sâu như biển khơi.
 
 
 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 5696082
Số người trực tuyến: