Lưu Tát Ha | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Lưu Tát Ha

Lưu Tát Ha

Lưu Tát Ha ở Minh Châu là người vùng Ly Thạch, Tây Hà lớn lên trong quân ngũ, không được nghe Phật pháp, vẫn còn cậy mình có võ, thích săn bắn. Năm Thái Nguyên thứ hai, Ha mới ba mươi mốt tuổi, bỗng bị bạo bệnh lăn đùng ra chết, nhưng người còn ẩm và mềm, nên người nhà chưa liệm. Tới bảy ngày sau thì Ha sống lại và kể rằng: “Lúc sắp mất thấy có hai người đến bắt trói mang đi theo hướng Tây Bắc, đường đi càng ngày càng chuyển lên cao, rồi đến một lối bằng phẳng hai bên trồng cây. Ha thấy có một người cầm cung đeo kiếm đứng giữa lối đi chỉ bảo hai người kia đưa Ha đi sang hướng Tây. Ha thấy ở đấy nhà cửa rất nhiều thảy đều tường trắng cột đỏ. Ha vào một nhà thấy có một người con gái dung nhan y phục đều rất đẹp. Ha liền xin ăn. Trong không trung liền có tiếng bảo: “Đừng cho nó ăn!”. Rồi có người từ dưới đất vọt lên, tay cầm chày sắt sắp sửa phang Ha, Ha vội bỏ chạy. Lại vào hơn mười nhà khác cũng đều như vậy, cuối cùng chẳng xin được gì.

Ha lại đi về phía Tây Bắc thấy một bà già ngồi trên xe đưa cho Ha một quyển sách. Ha bèn cầm lấy. Rồi lại đi theo hướng Tây, tới một nhà, nhà cửa sang trọng, có một bà già ngồi ở ngoài cửa, răng trong miệng chòi ra như răng hổ. Trong nhà giường màn đẹp đẽ, có chiểu trúc kỷ đen. Lại có một cô gái ở đó, hỏi Ha có được sách mang tới không. Ha đưa sách cho cô gái. Cô gái đem so với quyển sách khác. Lát sau thấy hai vị Sa môn quen Ha hỏi: “Ngươi có biết ta không?” Ha đáp: “Không biết”. Sa môn nói: “Nay ngươi nên quy mệnh đức Thích Ca Văn Phật”. Ha vâng lời phát niệm rồi theo Sa môn cùng đi, xa xa trông thấy một tòa thành giống thành Tràng An nhưng màu rất đen, đại để là thành sắt, thấy những người thân hình rất cao lớn, da đen kịt như sơn đen tóc dài quệt đẩt. Sa môn nói: “Đó là quỷ trong ngục đấy! Nơi đó rất lạnh có những tảng băng to như cái chiếu, bay vung tán tàn, chạm đầu đứt đầu, chạm chân đứt chân. Hai Sa môn nói: “Đó là băng ngục”. Ha bèn nhớ ra mệnh xưa, biết hai vị Sa môn này xưa kia thời đức Phật Xá Vệ đều là thầy của Ha lúc còn làm Sa di, vì phạm tục tội, không được thụ đại giới, cho nên trên đời tuy có Phật mà rốt cuộc chẳng được gập, do đó mà lại phải làm thân người một lần nữa, Ị một người sinh ở nước Khương, một người sinh ở nước Tấn.

Ha còn gặp người bác họ cũng ở trong ngục này, người bác họ bảo Ha rằng: “Lúc ở đất Nghiệp, không biết thờ Phật, thấy người ta tắm tượng, cũng học biết qua loa, nhưng không chịu trả giá. Vì thế nay mới bị tội, nhưng vẫn còn được phúc vì tắm tượng nên may mắn được sinh lên cõi Trời”. Thứ nữa, lại thấy địa ngục Đao Sơn, lần lượt xem khắp, thấy rất nhiều ngục, mỗi ngục một thành riêng, không ở lẫn với nhau, trong đó người đông như cát, không sao đếm xuể, hình phạt tàn khốc đại khái giống như những điều đã nói trong kinh. Có điều là từ khi Ha tự mình đặt chân vào địa ngục mới đích thân được thấy rõ quang cảnh. Lát sau bỗng thấy ánh vàng rực rỡ thấy một người cao chừng hai trượng tướng mạo uy nghi đẹp đẽ mình màu vàng ròng, tả hữu đều nói: “Đó là đức Quán Thế Âm Đại sỹ”. Ai nấy đều đứng dạy lạy chào. Có hai vị Sa môn hình dáng thể chất cũng giống như vậy cùng đi về phía Đông. Ha làm lễ xong Bồ tát thuyết pháp cho nghe, có đến hơn một ngàn lời, đoạn cuối cùng nói: “Phàm là làm lễ cầu phúc cho người quá cố như cha mẹ, anh chị em cho tới thông gia bảy đời cùng thân thích bạn bè người dưng đi đường thì hoặc làm ở tinh xá hoặc làm ở ngay trong nhà. Vong nhân đang bị khổ lập tức sẽ được miễn trừ, giải thoát. Ngày rằm tháng bảy Sa môn tự tứ thụ lạp, lúc đó mà cúng thì lại càng tốt. Nếu chế tạo vật gì để đem cúng dàng mà trên các đồ vật đó đều đề là “Vì người thân là Mỗ mà dâng lên Tam Bảo” thì phúc tín lại càng nhiều, phúc báo lại càng nhanh. Dù là Sa môn hay là cư sỹ bản thân hiện nay có lỗi, cùng các tội lỗi từ kiếp xưa mọi thứ ác nghiệp, nếu biết tự mình bộc lộ ra hết trước đại chúng, không sót điều gì, thành tâm sám hối thì tội liền bị xóa. Nếu như người đó ngượng mặt xẩu hổ, ngượng không dám bộc lộ tội lỗi của mình trước đại chúng thì có thể tự mình nói nhỏ thuật lại tại một chỗ kín đáo, không sót việc gì, như vậy thì tội cũng bị trừ diệt. Nếu sót điều gì nhưng không phải là cố tình giấu giếm thì tuy không được miễn, nhung thụ báo cũng được nhẹ hơn. Nếu như không biết hối lỗi, không còn biết xấu hổ, đó gọi là “chấp quá bất phản” (một mực leo theo con đường tội lỗi, không chịu phản tỉnh - ND) thì sau khi mệnh chung sẽ phải đọa xuống địa ngục.

Lại nữa, nếu thấy người khác xây tháp hoặc điện đường mình cũng thành tâm giúp đỡ, cúng dàng thì dù là cúng một hòn đất, giúp một cây gỗ, giúp sơn giúp thép thì cũng được phúc rất nhiều. Nếu thấy tháp điện có cỏ rác mà không làm cỏ không dọn dẹp, mà cứ dẫm lên mà đi thì các công đức lễ bái cũng sẽ mẩt hết. Lại nói: “Kinh là Pháp điển cao quý, là bến để hóa đạo. Ba la mật kinh công đức rất lớn. Nếu có thiện nhân tụng đọc kinh ở chỗ nào thì đất chỗ đó đều thành kim cương, chẳng qua chúng sinh người trần mắt thịt không nhìn thấy được mà thôi. Ai biết siêng tụng niệm kinh kệ thì sẽ không bị đọa xuống địa ngục. Định bản Bát Nhã cùng bát của Như Lai sau sẽ truyền sang phía Đông tới được đất Hán. Nếu ai làm được việc thiện đối với kinh, bát đó thì sẽ được thụ báo sinh lên cõi Trời, càng được công đức gấp bội”. Những điều Bồ tát giảng giải rất rộng, chỉ ghi tóm tắt những điêu quan trọng mà thôi.

 

Lúc Ha sắp từ biệt ra đi lại dặn Ha rằng: “Ngươi lẽ ra phải chịu đủ mọi tội báo trong nhiều kiếp, nhưng vì đã từng nghe kinh pháp, lòng sinh hoan hỷ. Nay sắp phải thụ hiện báo nhẹ qua rồi thì sẽ được miễn thì ngươi sẽ được cứu sống, bấy giờ sẽ làm Sa môn Lạc Dương (Thánh Chủng Xá lỵ) Lâm Tri, Kiến Nghiệp (Tháp Trường Can Kim Lăng) Mậu Ân (nay là Dục Vương Sơn Xá lỵ) Thành Đô (Thục phủ) năm nơi đó đều có tháp đức vua A Dục sai quỷ thần tạo nên, được đúng chân tướng. Người nào năng đến lễ bái thì sẽ không bị đọa xuống địa ngục, sẽ được tùy tâm sở nguyện. Đó quả là nhân duyên đắc đạo đấy”. Nói xong Bồ tát đi về phương Đông. Ha làm lễ rồi từ biệt, đi ra theo con đường lớn đi về phía Nam, đường này rộng tới hơn một trăm bước. Người đi trên đường đông không kể xiết. Bên đường có một tòa cao tới mấy chục trượng có một vị Sa môn ngồi trên đó hai bên Tăng chúng xếp hàng đứng hầu rất đông. Có một người đứng ngoảnh mặt về hướng Bắc hỏi Ha rằng: “ Lúc ở Tương Dương, cớ sao ngươi lại giết hươu?”. Ha quỳ đáp: “Người khác bắn hươu, tôi chỉ bẳn bồi thêm mà thôi. Tôi lại không ăn thịt, thì vì duyên cớ gì mà tôi lại phải thụ báo?”. Tức thời liền nhìn thấy nơi Ha giết hươu ở Tương Dương, cây cỏ núi khe bỗng nhiên hiện ra đầy rẫy trước mắt. Ngay con ngựa ô mà Ha cưỡi lúc đó cũng đều biết nói làm chứng là Ha đã giết hươu vào lúc nào ngày nào tháng năm nào. Ha sợ quá chẳng còn cãi được nữa. Lát sau có người cầm cái chạc xiên, xiên người Ha quẳng vào cái vạc sôi. Ha tự nhìn thấy chân tay rữa nát, có làn gió thổi vào thân dạt vào bên gờ nhỏ, bất giác bỗng trở thành thân hình toàn vẹn. Người cầm bút lại hỏi: “Ngươi còn bắn trĩ và đã từng giết nhạn”. Nói đoạn lại ném Ha vào vạc dầu cho rữa như cách lần trước.

Thụ báo xong như vậy bèn cho Ha đi vào trong một tòa thành lớn, có người ở đó, rồi bảo Ha rằng: “Người bị tội nhẹ, lại được sống lại. Đó là nhờ phúc lực phù trì”. Bèn sai người đưa Ha về. Xa xa nhìn thấy thân cũ, ý Ha không muốn về, người đưa đường đun đẩy co kéo mãi hồi lâu Ha mới nhập trở lại vào xác mà sống lại. Thế là Ha thờ phụng Phật pháp rất tinh tiến siêng năng, rồi liền xuất gia, lấy pháp danh là Tuệ Đạt. Cuối thời Thái Nguyên, Ha vẫn còn ở tại kinh thành (câu chuyện trên đây có xuất xứ từ Minh Báo ký). Lương Cao Tăng truyện kể rẳng: “Sau Ha trở vè quê hương, rồi sang phía Đông đến lễ bái tại các tháp tại Đan Dương, xong xuôi lại sang phía Tây đến Lương Châu rồi sang Túc Châu ra vùng cát sỏi ở phía tây ngoại thành Tửu Tuyền mà mẩt. Ngoài ra còn rẩt nhiều chuyện thần dị (về Ha) chi tiết quá nhiều nên không ghi lại.

Nguyên chú:

1. Vị Sa môn trên tòa cao có khi là Địa Tạng Bồ tát. Tát Na là tiếng Phạn, tức là Sa ha. Cho nên các chỗ khác có chỗ viết thành chữ Hà là “Sao” hoặc chữ Hà là “Sen”. Phật Tổ Thống Kỷ chép rẳng: “Lưu Tát Ha ốm chết xuống dưới âm phủ được gặp Quan Âm Đại Sỹ chỉ cho đến chỗ tháp A Dục vương ở Cối Kê mà sám hối. Sau khi sống lại, Ha liền xuất gia, đến núi Ô Thạch ở Mậu huyện, Cối Kê để tìm kiếm, nhưng tìm mãi chẳng thấy. Bỗng nhiên một đêm nghe thấy dưới đất có tiếng chuông, Ha lại càng thành khẩn, ròng rã ba ngày, bỗng từ dưới đất vọt lên một toà tháp báu cao 1 thước hai tẩc, rộng 7 tấc, có đủ tượng Phật, tháp bay tới một ngọn núi, Ha kính cẩn lễ sám, điềm lành linh ứng hiện ra rất nhiều, Ha bèn xây chùa ngay tại đó để thờ tháp, An Đế hạ chiếu xây đình chứa tháp và xây thiền thất, độ cho hai mưoi bảy vị Tăng để trụ trì, thủ hộ. Nay là tháp A Dục vương tại phủ Ninh Ba.

2. A Dục có nghĩa là vô ưu. Phật diệt độ rồi sau một trăm năm lại xuất thế làm Thiết Luân vương, thống trị toàn bộ Thiệm Bộ châu, được nghe Phật thụ ký, nên cuối cùng đã làm cho Tam Hưng Thịnh sai quỷ thần trong một ngày xây được tám vạn bốn ngàn tháp chứa xá lợi của Phật. Xứ Đông Chấn Đán (Trung Quốc) này có mười một tháp, nay nói năm xứ là những chỗ mà mọi người đều cùng trông thấy. Số còn lại hoặc còn ẩn giấu ở trong đất.

3. Nói về ngày rằm tháng bảy, kinh Vu Lan Bồn chép: “Phật dạy rằng những người thực hiện đạo nhân từ hiếu thảo thì trước hết nên vì bố mẹ đã sinh ra mình hiện nay cùng bố mẹ bảy đời trong quá khứ hàng năm cứ đến ngày rằm tháng bảy là ngày Phật hoan hỷ, ngày tăng tự tứ đem bách vị ẩm thực đặt vào trong Vu lan bồn để bố thí cho tự tứ Tăng ở thập phương, cầu nguyện cho bố mẹ hiện tại trường thọ vô bệnh, không bị khổ não cho chí cha mẹ bảy đời, thân thích quyến thuộc đều được ra khỏi ba đường, ứng thời giải thoát sinh lên cõi Trời, phúc lạc vô cực ...


 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 5768016
Số người trực tuyến: