Quảng Châu: Trần Công Nhụ | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Quảng Châu: Trần Công Nhụ

Quảng Châu: Trần Công Nhụ
 
Đời Thanh, có Trần Công Nhụ người làng Ma Xa, huyện Nam Hải, Quảng Châu, tính tình thẳng thắn phóng khoáng ưa mến khách khứa không biết mệt mỏi, không thích xa hoa lòe loẹt. Chỉ thích kiêm ước chất phác. Lúc tuổi về già nghỉ, sung tín Phật pháp, thụ trì Lục trai bỗng nảy ý muốn định dựng nhà tịnh xá. Thế là đến năm Bính Ngọ niên hiệu Khang Hy, bèn bỏ ra chỗ đất đằng sau nhà để làm Bảo Tượng Lâm: Xây tháp, xây chùa dẫn các con cháu hướng theo đạo Phật. Cho nên ngày nay khiến cả một phường đều biết sùng tín Tam Bảo, tránh ác tu thiện. Thực ra là nhờ ông vậy. Năm Quý Sửu ông sáu mươi sáu tuổi, bị ốm nhẹ mấy tuần tới ngày 5 tháng 6 sai người nhà dìu ra chơi ở vườn vải để thưởng thức vải đầu mùa, thế là đêm đó ông lẳng lặng mà mất. Thánh chúng bản viện liền sửa lễ sám pháp cho ông.

Lúc bấy giờ có vị Sa di là Tạng Nhất từ am Thạch Lân Đồng An tới giữ việc hương đăng ở đại điện. Ăn cơm trưa xong, ông ngồi xếp bằng tròn ở đằng sau điện đang chờ nước trà dâng lên, bỗng đầu rũ xuống đến đầu gối, những người cùng ngồi đều cho là ông ngủ gập, lấy tay đụng vào chẳng thấy ông nhúc nhích, mới biết là ông đã mất, bèn gọi người khiêng lên giường. Lát sau mới hồi tỉnh lại. Mọi người hỏi thì Nhất đáp: “Thoạt đầu thì thấy ở ngoài cửa tiền điện có mấy vị thiền nhân mặc áo giáp vàng, to lớn hùng dũng, xếp hàng quỳ ở trước cửa, hương hoa đèn nến cùng tiếng nhạc đầy khắp trong cõi. Trong có một người rất cao to, nhìn lút con mắt chẳng tới được đầu. Có hai lá phướn lớn, một lá đề là Sa La Thụ Vương Phật, một lá đề là Việt Tam giới Bồ Tát. Có hai thiên đồng, mỗi người cầm một lá phướn nhỏ. Một lá đề là Diệu Hỷ Thế giới, còn một lá đề là cực lạc thiên đường. Lại một lá phướn sai Tạng Nhất cầm và nói: “Tiễn sơn chủ lên cõi Trời Hóa lạc”. Nhất cầm ra cửa, mới tới đầu cầu thì thấy có hai vị trưởng lão ở đằng sau gọi và nói: “Ngươi chưa được đi!”. Tạng nhất nghe thấy thế thì lập tức quay về. Hóa Lạc là cõi Trời thứ năm trong dục giới. Tôi tiếc cho ông nhập pháp chưa được bao lâu, nên chưa biết đạo lớn xuất thế, chỉ nhờ phúc báo được sinh lên cõi Trời Hóa Lạc. Nếu không thì sẽ được sinh lên cõi Trời thứ tư tức là Trời Đâu Suất và sẽ đích thân được nghe Di Lặc đại sỹ giảng về các pháp thâm diệu, được cùng năm tay Trưởng giả Cấp Cô, chơi thăm ba hội Long Hoa, được chứng vô sinh nhẫn, há chẳng khoái sao!
 
Nguyên Chú:

1.   Bảo Tượng Lâm do Thích Tuệ Hữu Nghi chép.
 
Long Hoa: Phật Di Lặc sẽ đến ngồi dưới gốc cây Long Hoa, thành đạo Chính giác, mở hội để thuyết pháp độ nhân. Cho nên gọi là Long Hoa tam hội.

2.   Diệu Hỷ là thế giới của Phật A Súc Bệ ở phương Đông. Cực lạc là thế giới của Phật A Di Đà ở phương Tây. A Súc Tỳ có nghĩa là bất động. A Di Đà có nghĩa là vô lượng thọ. Nếu căn cứ vào phướn thì Trần Công Nhụ phải tùy sinh ở một thế giới của Phật mới đúng. Cũng có lẽ là người sưu tầm không đúng sự thật cũng chưa biết chừng vì Hóa Lạc và Cực Lạc âm đọc gần giống nhau. Nếu người nào thành tâm vẽ hoặc tạc Tượng Phật thì sẽ được sinh ở Diệu Hỷ Lạc thế giới. Xét năm lá phướn trên thì thấy đều là phướn để tiếp dẫn chúng sinh vãng sinh. Cho nên có Thánh hiệu của Phật, Bồ Tát. Song về phép làm phướn, phải biết có hai loại: năng – nghiêm và sở - nghiêm. Theo phép năng – nghiêm thì phướn tức là dụng cụ để cúng dàng, nhằm trang hoang các tháp Phật để cúng dàng hoặc để giúp cho việc cúng dàng chư Phật, Bồ Tát được trang hoàng các tháp Phật để cúng dàng hoặc để giúp cho việc cúng dàng chư Phật, Bồ Tát được trang nghiêm, không nên vẽ tôn tượng Phật, Bồ Tát, nên vẽ hình chim muông hoặc viết lời ca tụng chư Phật. Còn phép sở - năng là để đôi với các bậc tôn giả mà mình tôn kính thì mới viết thánh hiệu của Phật, Bồ Tát rồi dùng hương hoa đèn nến cùng các thứ quả thực, bách trân mà cúng dàng. Xét các kinh luật, các phướn làm ra đều là phướn của những người có khả năng cúng dàng. Như trưởng giả Cấp Cô Độc ngày xưa, đã xây tháp rồi lại còn muốn đem cờ phướn cùng the lụa màn đến để cúng dàng. Phật bèn dạy: nên làm. Cấp Cô Độc không biết kiểu cách của phướn ra sao. Phật bảo: cho phép làm phướn sư tử, phướn phong ngưu, phướn kim xí cùng phướn rồng, trên vẽ hình tượng các loại đó.
 
Lại nữa, Kinh Phổ Quang nói: “Nếu nam nữ tứ chúng lúc lâm chung, đã qua đời rồi mà ngày mất làm phướn vàng cắm ở trên chùa để được phúc đức thì lìa tám khổ nạn, được sinh ở Tịnh Độ của chư Phật mười phương. Phướn đại để là thứ để cúng dàng tùy tâm sở nguyện, tới khi thành Bồ đề, phướn sẽ bay theo chiều gió phá tan được hết, thành ra vi trần, phướn chuyển một lần tới ngôi Luân Vương, thậm chí thổi hết bụi bặm, ở ngôi Tiểu Vương, phúc báo vô lượng. Thắp đèn cúng dàng, chiếu mọi cõi u minh, chúng sinh đau khổ, nhờ ánh sáng đó được trông thấy nhau. Nhờ phúc đức đó cứu được chúng sinh khiến họ đều được thong dong yên nghỉ”.

 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 5773877
Số người trực tuyến: