Hành trình Triều bái Kim Cương tâm | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Hành trình Triều bái Kim Cương tâm

Là cây cầu Phật giáo Kim Cương thừa dài 300 mét, rộng 3 mét đang xây dựng để kết nối Cung điện Mandala Liên Hoa - Cảnh giới Tịnh độ của chư Phật với Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên. Cầu được thiết kế với kiến trúc hình xoáy Tam thái cực lần đầu tiên được kiến lập trên thế giới. Kiến trúc này là Bảo châu như ý, nêu biểu cho Tam Bảo - một biểu tượng giác ngộ linh thiêng. Du khách khi vi nhiễu từ bên ngoài tới tâm điểm của cầu cũng là trung tâm năng lượng - tâm điểm của vòng xoáy Tam Thái cực, sẽ trải nghiệm tiến trình tịnh hóa. Trong một khoảnh khắc, khách hành hương sẽ thấy tâm trở nên rỗng rang vắng bặt vọng tưởng, trải nghiệm sự hỉ lạc bình an vô tả. Hành trình triều bái cây cầu Đại Lạc Kim Cương Mandala như thế giúp tự nhiên tích lũy công đức và tiêu trừ vô số chướng ngại.

Ý nghĩa biểu tượng Cầu Đại Lạc Kim Cương Mandala

Đại lạc Kim cương Mandala với đường nét của hình xoáy Tam thái cực là một biểu tượng và pháp khí rất phổ biến trong đạo Phật ở Đông Á và Himalaya.

Góc độ giáo lý, Đại lạc Kim cương Mandala nêu biểu sự hợp nhất bất khả phân của tất cả giáo pháp, triết học và giáo lý của Mật Thừa và những giáo lý Phật Pháp vĩ đại như Tứ Diệu Đế và là tâm điểm của sự giác ngộ. Đại lạc Kim cương Mandala thường được vẽ ở chính giữa của Pháp luân, nêu biểu cho sự chiến thắng của Tam Bảo đối với tam độc, hoặc nêu biểu Tứ Diệu Đế và bốn phương. Khi dùng để nêu biểu Tam Bảo, biểu tượng này cũng có thể xuất hiện thành viên Bảo châu như ý của bậc Chuyển luân thánh vương.

Bên cạnh ý nghĩa “Bảo châu như ý”, Đại lạc Kim cương Mandala còn có hình thức tương tự như biểu tượng âm dương của văn hóa phương Đông, nhưng phần chính giữa xoay tròn của biểu tượng này là sự hợp nhất của từ bi và trí tuệ, nêu biểu giọt Minh điểm (Bindu) - giọt tinh túy hợp nhất của sự sống trong thân (Tiểu vũ trụ) và thế giới (Đại vũ trụ bên ngoài).

Đại lạc Kim cương Mandala còn được cho là đồng nhất với phần chính giữa của thân vũ trụ, trong đó Núi Tu Di là trung tâm: Ở chính giữa đỉnh Núi Tu Di, có một bông sen bên trong (Liên Hoa Đài Tạng) của Đức Phật Bản Tôn Kim Cương Thời Luân. Bông sen có 16 cánh và tạo thành luân xa đại lạc của thân vũ trụ. Thời luân kim cương là bản thể của không gian và thời gian (thời là thời gian, luân là không gian). Thời luân Kim Cương chính là Mandala vũ trụ.

Vì lẽ đó, đây cũng là biểu tượng về năng lượng nguyên thủy, nơi trung tâm lưu xuất ra tất cả các năng lượng vũ trụ, tâm điểm của Giác ngộ.

Lợi ích triều bái Cầu Đại Lạc Kim Cương Mandala

Lợi ích thế gian

Triều bái cầu Đại Lạc Kim Cương Mandala giúp viên mãn những tâm nguyện thế gian, đạt được hạnh phúc và trí tuệ, đồng thời điều chỉnh, cân bằng được tất cả những năng lượng trong thân từ đó tạo ra sức khỏe.

Khi đi qua cầu vào vòng xoáy trung tâm của năng lượng, nơi có sự chữa lành rất lớn thì dù muốn hay không, trong một khoảnh khắc tâm du khách sẽ không còn vọng tưởng và trải nghiệm sự bình an, hỷ lạc vô tả, tiêu trừ được vô số chướng ngại.

Lợi ích xuất thế gian

Hành trình triều bái cầu Đại Lạc Kim Cương Mandala chính là tiến trình hoàn thiện tích lũy công đức và trí tuệ. Sang được bên kia cầu là đã đạt được phần công đức trọn vẹn, giúp hành giả tấn tốc thành tựu giác ngộ mà không phải trải qua thời gian dài tu tập.

Đến với Pháp hội Cầu an Đại Bi Quan Âm 2019, bạn sẽ được tham dự Đại lễ Hợp Long và ban gia trì cho cầu cát tường Đại Lạc Kim Cương Mandala, một biểu tượng giác ngộ và công trình kiến trúc có hình xoáy Tam thái cực độc đáo linh thiêng đang được xây dựng để kết nối Cung điện Mandala Liên Hoa với Đại Bảo Tháp. Lịch trình chi tiết xem tại:

http://daibaothapmandalataythien.org/thong-bach-phap-hoi-dai-bi-quan-am-luc-gia-tri-dai-lac-kim-cuong-mandala

 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 5699114
Số người trực tuyến: