Thư viện | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Thư viện

Được viết: 02-12-2022
Vào thời đức Phật còn tại thế, vua Ba-tư-nặc sinh được một công chúa đặt tên là Thiện Quang, đoan trang xinh đẹp, thông minh hơn người, người trong cung ai cũng hết lòng thương yêu kính trọng. Một hôm vua Ba-tư-nặc bảo công chúa: “Con nhờ có cha nên mới được tất cả mọi người thương yêu kính trọng.” Công chúa liền đáp rằng: “Không phải, con tự có...
Được viết: 01-29-2022
Nhân dịp đón năm mới Quý Mão 2023, Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên xin gửi tới Quý vị thứ lớp Nghi thức cúng Giao thừa với mong nguyện mỗi người trong chúng ta có thể đem thực hành Phật pháp hòa nhập vào đời sống trong thời khắc linh thiêng chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Mong nguyện Quý vị đón một năm mới hạnh phúc, cát tường, tràn đầy đạo vị giải thoát và an lạc!  1. Trước giờ Giao thừa (Ngày 30 Tết) Bước 1: Xông đốt các phẩm vật để tịnh hóa năng lượng tiêu cực, đồng thời chiêu vời các năng lượng tích cực Bạn hãy nhớ 2 bước để chuẩn bị cho việc "xông nhà" đầu năm như sau: (i) Xông đốt bạch giới tử, gù gu hoặc long não Bạch giới tử là một trong Tám phẩm vật cát tường và được Đức Kim Cương Thủ, vị Bồ tát quyền lực trong Kim Cương bộ cúng dàng lên Đức Phật. Bạch giới tử được đốt cháy còn có tác dụng xua đuổi quỷ thần, oan hồn uổng tử nhiễu hại con người. Bạn tham khảo những lưu ý khi xông đốt bạch giới tử tại đây. (ii) Xông hương (thường là hương bột) Xông hương giúp huân ướp bầu không gian thanh tịnh, ấm áp, giúp gia tăng vượng khí cho ngôi nhà. Hương được đốt trong lò hương bằng đồng, sứ hoặc đơn giản là một cái bát hay đĩa mà bạn có.  Bạn tham khảo những lưu ý khi xông đốt hương tại đây.  Bước 2: Chuẩn bị ban thờ Phật và phẩm vật xông nhà Bạn cần chuẩn bị một chiếc bàn và một chiếc khay (mâm) lớn để bày biện Bộ xông nhà Hoan hỷ - Cát tường. Ban thờ Phật này được đặt tại cửa chính vào nhà. Trước 12 giờ đêm, bạn mang Bộ xông nhà ra ngoài.  Bạn tham khảo cách bày biện ban thờ tại đây. 2. Ngày mùng 1 Tết 2.1. Sau giờ Giao thừa: Bước 1. Thỉnh Phật xông nhà Vào thời khắc chuyển sang năm mới (sau 12 giờ đêm), bạn mang Bộ xông nhà Hoan hỷ - Cát tường quay về và quỳ xuống lễ Phật, trì tụng chân ngôn một vị Phật mà bạn biết (càng nhiều càng tốt) rồi cung rước ban thờ vào nhà. Sau đó, bạn hãy an vị Ngài trên bàn thờ. Nếu có ban thờ Phật riêng là tốt nhất. Nếu chưa có điều kiện, bạn hãy an vị Ngài ở vị trí trên cao trên ban thờ gia tiên hoặc ở nơi trang trọng nhất trong nhà.  Bộ xông nhà Hoan hỷ - Cát tường Bước 2: Đỉnh lễ Phật (3 lễ) Bước 3: Nghi thức cầu nguyện Đức Phật Di Lặc Bước 4: Thực hành các Nghi quỹ Mật thừa: Cầu nguyện Bát Đại Cát Tường Gia trì khẩu Cầu nguyện Bậc Thầy từ phương xa Thực hành Nghi quỹ Hỏa tịnh để tịnh hóa môi trường Nếu không có điều kiện thực hành Nghi quỹ Hỏa tịnh, bạn có thể thực hành Nghi quỹ tu trì giản lược Đức Phật Bản tôn Lục Độ Phật Mẫu Tara để khiển trừ tất cả những chướng ngại trong cuộc sống, viên mãn mọi tâm nguyện thế gian và xuất thế gian hoặc bất kỳ vị Phật Bản tôn nào mà bạn có tâm nguyện trong năm mới. Hồi hướng công đức 2.2. Trong ngày mùng 1 Tết Nghi thức Phóng sinh/Cúng dàng đèn/Vi nhiễu Bảo tháp/Bố thí/cúng dường Nghi thức cúng Phật Nghi thức cúng Gia tiên Thực hành các Nghi quỹ Mật thừa 3. Ngày Mùng 2 Tết Nghi thức Phóng sinh/Cúng dàng đèn/Vi nhiễu Bảo tháp/Bố thí/cúng dường Nghi thức cúng Phật Nghi thức cúng Gia tiên Thực hành các Nghi quỹ Mật thừa 4. Ngày Mùng 3 Tết Nghi thức Phóng sinh/Cúng dàng đèn/Vi nhiễu Bảo tháp/Bố thí/cúng dường Nghi thức cúng Phật Nghi thức lễ tạ Gia tiên Thực hành các Nghi quỹ Mật thừa   
Được viết: 01-10-2022
KINH DƯỢC SƯ BỔN NGUYỆN CÔNG ĐỨC (ÂM - NGHĨA)  Dịch giả: THÍCH HUYỀN DUNG  Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư HUYỀN TRANG  Việt dịch: THÍCH HUYỀN DUNG KINH DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI BỔN NGUYỆN CÔNG ĐỨC (ÂM NGHĨA)  (Tái bản lần thứ bảy) PL: 2553 – DL: 2009  LỜI NÓI ĐẦU  Có người cho rằng Đạo Phật là đạo chán đời. Bao nhiêu nỗi khổ như sinh...
Được viết: 11-28-2021
Trong Kinh dạy rằng: “Bất kỳ ai thực hành vi nhiễu hoặc lễ lạy trước Bảo tháp dù chỉ một lần, ác nghiệp sẽ được tịnh hóa, không bị tái sinh vào các tầng Địa ngục. Người đó sẽ được giải thoát khỏi luân hồi sinh tử và thành tựu giác ngộ tối thượng”. 1. Câu chuyện thứ nhất: Chú ruồi bay quanh Bảo tháp gieo nhân thành tựu quả A La Hán Chắc hẳn bạn...
Được viết: 11-11-2021
Thuở xưa Đức Phật thuyết Pháp cho hàng trời người ở tại vườn Cấp Cô Độc, trong Rừng cây Chiến Thắng gần thành Phong Đức. Bấy giờ vua Thắng Quân có một công chúa góa chồng tên là Kim Cang. Do bởi góa chồng từ thời còn trẻ mà vẫn chưa tái giá, nên cha mẹ rất thương yêu. Họ đặc biệt xây một cung điện xinh đẹp và cung cấp 500 nghệ nữ để cho cô sinh...
Được viết: 10-31-2021
Jomo Manmo lúc còn nhỏ chuyên giữ đàn bò cho cha và làm những việc cực khổ nhất trong nhà, không chút than vãn. Có thế nàng mới thỉnh thoảng làm bà mẹ ghẻ vui lòng được. Vào một buổi sáng mùa xuân êm dịu, lúc Jomo Manmo vừa lên mười ba, nàng lùa bò ra sau một đồng cỏ, ngồi nghỉ trên một phiến đá. Bỗng nàng lạc vào một giấc ngủ say. Nghe một...
Được viết: 10-14-2021
Hoàng hậu Upari từng là chánh cung hoàng hậu của vua Assaka một thời cai trị xứ Kāsi. Hoàng hậu là người sắc nước hương trời, nổi bật nhất trong số những người đẹp trong cung. Bị mê đắm bởi vẻ đẹp quyến rũ ấy, vua Assaka đã mất hết cả dũng khí vì nàng. Dù được đấng quân vương hết lòng sủng ái và nhan sắc hãy còn xuân thì, hoàng hậu đã sớm quy tiên...
Được viết: 09-26-2021
Thiền sư Bạch Ẩn ở Nhật Bản có một tục gia đệ tử. Người này thường đến than thở rằng cha của y dù tuổi đã cao, vẫn cứ mải mê làm việc kiếm tiền chứ chẳng chịu tu niệm gì cả. Mỗi lần y nhắc nhở thì ông cụ quả quyết: “Nếu chuyện tu hành mà ra tiền ra bạc thì hãy nói với ta, bằng không thì đừng hòng!”. Hôm nọ, nghe xong nỗi băn khoăn của người đệ...
Được viết: 08-30-2021
Bức tranh Luân hồi là một tác phẩm kinh điển của Phật giáo miêu tả, giải thích tiến trình sinh – tử cùng những triết lý sâu sắc về nhân sinh, vũ trụ. Vào thời của Đức Phật Thích Ca, đệ tử của Đức Phật là Ngài Mục Kiền Liên là thần thông đệ nhất nên đã đi chu du các cõi khác nhau, thấy rõ bản chất đau khổ của cuộc sống của các cõi địa ngục, ngã quỷ...
Được viết: 08-02-2021
Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo (tứ đại Bồ tát là Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Địa Tạng và Bồ tát Phổ Hiền). Ngài và Bồ tát Văn Thù là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni. Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử đứng thị giả ở bên trái và Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng thị giả ở bên phải. Nếu như Bồ tát Văn Thù đại...

Trang