Người cha làm nghề lao công dạy con học cách sống là chính mình | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Người cha làm nghề lao công dạy con học cách sống là chính mình

Lần đầu tiên trong đời, Kiên trở về nhà với bộ quần áo lao công, không tắm rửa hay sửa soạn, anh không thể nói dối mãi với con gái về công việc của mình đang làm và nói cho con gái biết tấm lòng nhân hậu của các bạn đồng nghiệp - những người quét dọn rác trong các tòa nhà của thành phố.

Kiên chưa bao giờ nói thật với con gái mình về công việc mà anh đang làm. Khi cô bé nũng nịu hỏi ba làm gì để kiếm tiền lo cho cho gia đình, thì anh nói anh làm việc trong văn phòng, và điều này khiến cô bé hài lòng, không thắc mắc gì thêm. Thật ra Kiên chỉ là một người lao công quét dọn rác trong các tòa nhà của thành phố.

Và mỗi ngày trước khi về nhà, anh đều tắm rửa cẩn thận trong các phòng tắm công cộng, không để lại tí mùi hôi nào khi ôm hôn vợ con. Anh vốn được sinh ra trong khốn khó, và chưa bao giờ nhận được sự giúp đỡ từ ngay cả trong họ hàng của mình. Kiên chưa bao giờ dám mua ngay cả một đôi giày mới cho riêng mình, anh chỉ mua những đôi giày cũ còn dùng được trong cửa hàng bán quần áo cũ.

Anh tiết kiệm từng đồng để lo cho con gái. Anh muốn con mình được bạn bè trong lớp tôn trọng, nên không thể để người khác biết anh là người quét dọn rác. Bởi vì anh hiểu, dưới con mắt của mọi người trong xã hội, những người phu quét dọn như anh thường bị khinh khi, nhưng anh nhất quyết không để con mình bị nhục.

Năm tháng trôi qua, rồi con gái của anh cũng học xong cấp 2 và chuẩn bị thi vào cấp 3. Ngày được giấy báo vào trường, con gái mừng rỡ khoe với ba, kèm theo một lá thơ với số lệ phí mà con anh phải đóng để đăng ký nhập học. Số tiền không quá lớn đối với người khác, nhưng với anh, đó thật là một vấn đề nan giải.

Trước ngày cuối phải đóng tiền cho con, anh đi làm với tâm trạng rối bời. Anh không còn tâm trí để tập trung cho công việc. Khi các bạn đồng nghiệp chia nhau làm việc, anh ngồi thẫn thờ cạnh đống bao rác hôi thối, lòng buồn bã nghĩ đến con gái sẽ thất vọng biết bao khi anh không mang đủ tiền lệ phí về cho con đêm nay. Kết thúc ngày làm việc, các đồng nghiệp kéo đến và hỏi anh: "Kiên, cậu có coi tất cả chúng ta là anh em không?".

Khi anh vẫn còn đang ngơ ngác, trả lời : "Dĩ nhiên là vậy rồi".

Tất cả đều xòe tay ra. Trên tay mỗi người đều có số tiền mặt tương đương với một ngày công, và tất cả gom lại đưa cho anh. Kiên hoảng hốt từ chối, anh không thể lấy số tiền của những đồng nghiệp nghèo khó đã vất vả kiếm được suốt cả ngày. Nhưng một người trong số đó vẫn dúi tiền vào tay anh và nói: "Chúng ta tất cả đều có thể nhịn đói ngày hôm nay, nhưng con gái của chúng ta nhất định phải vào đại học".

Lần đầu tiên trong đời, Kiên trở về nhà với bộ quần áo lao công, không tắm rửa hay sửa soạn, anh không thể nói dối mãi với con gái về công việc của mình đang làm và nói cho con gái biết tấm lòng nhân hậu của các bạn đồng nghiệp.

Năm tháng qua đi, con gái anh giờ đã tốt nghiệp đại học và tìm được một công việc ổn định và thu nhập khá. Cô nhất quyết không cho ba đi làm nữa. Nhưng điều lạ nhất là, cô hay cùng ba đi thăm những người đồng nghiệp xưa của anh, và cô luôn mua nhiều thức ăn đem đến cho họ. Một ngày cô cùng cha lại đến thăm họ. Một trong những người bạn cha cô vừa cười vừa hỏi:

"Này con gái, tại sao con luôn mang thức ăn đến cho chúng tôi thế?".

Vừa dọn thức ăn ra bàn, con gái anh mỉm cười trả lời:

"Bởi vì tất cả các chú đã nhịn đói ngày hôm đó, để con có được ngày hôm nay. Con ước gì có thể mua thức ăn đến cho các chú mỗi ngày...".

Vậy nên có một ai đó đã nói rất sâu sắc rằng: Đừng bao giờ trông đợi lòng biết ơn từ những ai ta giúp đỡ, mà hãy tri ân họ, bởi đó chính là những người thầy đến để dạy ta thực hành hạnh Bồ tát, trong cõi đời này.

(Mai An biên tập)

 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 5697547
Số người trực tuyến: