Những thực phẩm ăn chay “số một” giúp kiềm hóa cơ thể
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng chúng ta càng kiềm hóa, cơ thể càng hoạt động tốt và tràn đầy sinh lực hơn. Tình trạng kiềm thúc đẩy sức sống giúp cơ thể không bệnh tật và có thể làm tăng đáng kể tuổi thọ của bạn. Nó có thể giúp bạn giảm cân, hạ huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim, làm dịu viêm và giúp cho bạn cảm thấy trẻ hơn và mạnh mẽ hơn.
Sự chuyển hóa trong cơ thể con người – quá trình biến đổi thức ăn thành năng lượng – đôi khi được so sánh với lửa. Quá trình này liên quan đến chuỗi phản ứng hóa học được phân hủy một vật rắn ra thành từng mảnh nhỏ.
Tuy nhiên, sự phản ứng hóa học trong cơ thể con người xảy ra theo một tiến trình chậm và có kiểm soát.
Khi một vật bị đốt cháy, chúng đều biến thành tro. Tương tự như thế, thực phẩm mà ta ăn vào đều để lại “tro”, được gọi là chất thải của quá trình trao đổi chất. Chất thải của quá trình trao đổi chất có thể mang tính kiềm, trung tính hay tính axit và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ axit của cơ thể.
Nói cách khác, họ cho rằng nếu chúng ta ăn thực phẩm để lại “tro” axit, máu của chúng ta sẽ bị axit hóa. Nếu ta ăn thực phẩm để lại “tro” kiềm, máu của ta sẽ trở nên kiềm hóa. Theo giả thuyết tro axit, thì tro axit được cho là nguyên nhân làm cho cơ thể chúng ta dễ dàng nhiễm bệnh, trong khi tro kiềm được xem là nhân tố bảo vệ.
Bằng cách chọn những loại thực phẩm mang tính kiềm, chúng ta sẽ được “kiềm hóa” cơ thể và cải thiện sức khỏe.
Các thành phần thực phẩm để lại tro axit bao gồm chất đạm (protein), phốt-phát (phosphate) và sun-phua (sulfur), trong khi các thành phần thực phẩm để lại tro kiềm bao gồm can-xi (calcium), ma-nhê (magnesium) và potassium.
Một số nhóm thực phẩm được xem là mang tính axit, tính kiềm hay là trung tính:
- Nhóm thực phẩm mang tính axit: thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc và thức uống có cồn.
- Nhóm thực phẩm trung tính: chất béo tự nhiên (mỡ bò, mỡ heo, bơ…), chất đường bột
- Nhóm thực phẩm mang tính kiềm: các loại hạt, rau, củ, quả.
Việc cắt giảm khẩu phần thịt sẽ làm giảm mạnh nguồn cung cấp 6 loại dưỡng chất quan trọng như sắt, protein, kẽm, canxi, vitamin D và vitamin B12. Tuy nhiên, có rất nhiều cách để tìm kiếm nguồn dưỡng chất thay thế như:
Đậu Lăng
Cung cấp một lượng lớn chất xơ hòa tan và protein. Ngoài ra, đậu lăng có chứa nhiều vitamin B và sắt.
Đậu hũ
Chứa nhiều các chất sắt, kẽm, protein, và axít béo omega-3 giúp làm giảm cholesterol. Chỉ nửa chén đậu hũ cũng cho bạn 100 mg canxi và 30% nhu cầu vitamin D hằng ngày.
Các loại hạt đậu
Đậu là nguồn cung cấp tuyệt vời protein và chất xơ. Đậu cũng cho bạn một lượng lớn kẽm, kali và nhiều vitamin B.
Rau xanh đậm
Những loại rau có nhiều lá như rau bina, cải xoăn, bông cải xanh, củ cải Thụy Sĩ sẽ cung cấp nhiều sắt và chất chống ô-xy hóa.
Ngũ cốc
Không chỉ giàu vitamin B12, ngũ cốc hạt là nguồn cung cấp chất sắt, kẽm, can-xi.
Các loại hạt
Các loại hạt chứa rất nhiều protein, kẽm, axit béo omega-3 và vitamin E. Hạnh nhân, quả hồ đào, quả óc chó, Macadamias, hạt điều, hạt dẻ chỉ là một phần nhỏ của “gia đình hạt”.
Rong biển
Là nguồn cung cấp chất phytochemical và chất sắt. Bên cạnh đó, rong biển cũng cho bạn các khoáng chất như magiê, canxi, iốt và vitamin như A, E, C và đặc biệt là vitamin B.
Nếu ăn chay hợp cách, với lòng thanh tịnh hoan hỷ, phát triển tâm từ bi đến tất cả chúng sinh sẽ tạo ra một từ trường an lành, mát mẻ, từ đó gây ra ít bệnh tật, mang lại lợi ích cho thân tâm. Đặc biệt, trong những ngày Tết đoàn tụ sum vầy gia đình, năng lượng an lành ấy sẽ cùng cộng hưởng để cả gia đình được sống trong bầu không khí đầm ấm, hòa hợp và thanh tịnh.
(Nhóm ĐBT biên soạn)
- 1108
Viết bình luận