3 bước điều hòa giúp phá vỡ chu kỳ của tâm não loạn - stress
Nhiều người đã quá quen với căng thẳng đến nỗi nó trở thành một trạng thái bất biến. Điều này là do chúng ta vô thức để tâm trí rơi não loạn, bản thân bước vào vòng lặp stress không bao giờ kết thúc.
Giả sử một ngày nào đó, bạn đi làm với quyết tâm sẽ luôn suy nghĩ tích cực không để cấp trên hay đồng nghiệp làm mình khó chịu phiền lòng. Nhưng rồi khi bị cấp trên phê bình trước mặt mọi người, bạn bắt đầu ấm ức, tức giận và xấu hổ. Bạn tự hỏi tại sao phải tốn công nhọc sức giữ gìn tâm ý trong khi chẳng thể làm gì để ngăn cấp trên bêu giễu mình. Một mặt, bạn cảm thấy bực tức và chỉ muốn nghỉ việc, nhưng mặt khác bạn thấy mình bế tắc vì vẫn cần công việc để mưu sinh và chu cấp cho cả gia đình. Khi kẹt trong vòng luẩn quẩn của những suy nghĩ, tính toán, có rất nhiều cảm xúc và thói quen tập khí được bộc lộ như những thước phim được quay lại.
Như thế, mặc dù khởi đầu có ý tốt nhưng khi cấp trên hành xử bất ngờ, bạn lại quay trở về thói quen phản ứng cũ và rốt cuộc là hỏng mất một ngày vui. Thậm chí cơ thể bạn lúc ấy cũng hùa theo tâm trạng và trở nên đầy căng thẳng, bức xúc.
Ba bước điều hòa giúp phá vỡ chu kỳ của tâm não loạn - stress
1. Thiết lập một khoảng hở trong tâm
Trong những tình huống như vậy, với chút hành trang thực hành, bạn sẽ có thể thiết lập một khoảng hở trong tâm trước khi vội vàng kích hoạt phản ứng để không còn bị sân giận hay cảm giác xấu hổ đeo bám cả ngày, mặc dù bạn vẫn thấy việc cấp trên chỉ trích mình trước mặt mọi người như vậy là không hợp lý. Thông qua việc trưởng dưỡng tâm tỉnh giác hay thực hành chính niệm, bạn có thể nhận biết và quan sát được các thói quen tư duy của chính mình, đây là bước đi đầu tiên giúp chúng ta có thể chuyển hóa chúng.
2. Tìm kiếm sự an toàn
Đừng chần chừ, mà hãy kiếm tìm sự thoải mái từ một người bạn đáng tin cậy hoặc những người thân yêu, giống như cảm giác được ở trong chiếc hang ấm áp sau khi chạy trốn một con sư tử hung dữ.
Hai nữ tác giả gợi ý về những cái ôm 20 giây, điều này sẽ kích hoạt giải phóng oxytocin, hay còn được gọi là "hormone âu yếm". Nhịp tim của bạn sẽ chậm lại và bạn sẽ có cảm giác dễ chịu hơn.
3. Nghỉ ngơi
Một giấc ngủ đêm tròn trịa là yếu tố cần thiết nhất giúp đẩy mạnh quá trình phục hồi. Và sau khi đã mệt nhoài với bước 1, phấn chấn hơn nhờ bước 2, hy vọng bạn có thể ngủ ngon giấc.
Tuy nhiên, nếu bạn bị khó ngủ mãn tính, các chuyên gia khuyên rằng, bạn không nên trằn trọc trên giường với hàng ngàn suy nghĩ chạy đua trong tâm trí, hãy ra khỏi đó.
Điều này giúp rèn luyện suy nghĩ, đưa vào tiềm thức của bạn ý niệm rằng giường là nơi để ngủ, chứ không phải nơi để bạn dành cả đêm thao thức là lo lắng, hãy làm việc đó ở chỗ khác.
Các giấc ngủ ngắn ở các thời điểm khác nhau trong ngày cũng là một ý tưởng tuyệt vời.
Thực tế, thực hiện một trong ba hành động trên đều có thể giúp bạn chấm dứt chu kỳ phản ứng căng thẳng, nhưng nếu được, hãy thử cả ba.
(Hiền An biên soạn)
- 390
Viết bình luận