2. Ba mươi sáu bộ Quỷ thần | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

2. Ba mươi sáu bộ Quỷ thần

Ba mươi sáu bộ Quỷ thần

1. Hoạch thang Quỷ: Quỷ vạc nước sôi, do chịu người mướn làm việc sát sinh, nên mắc tội bị sắc nấu trong vạc nước sôi; hoặc chịu lãnh của người gởi, rồi chống cự chẳng trả, nên phải chịu quả báo đây.

2. Châm khẩu xú Quỷ: Quỷ miệng nhỏ như trôn kim, lấy tiền của mướn người làm việc giết hại nên cuống họng nhỏ như mũi kim, dầu một nhiễu nước cũng không dung nút được.

3. Thực thổ Quỷ: Quỷ ăn mửa, chồng khuyên vợ bố thí, vợ sẻn tiếc nói không, chứa của bón rít, nên phải chịu báo thường ăn đồ khác nhổ.

4. Thực phẩn quỷ: Quỷ ăn phẩn, do người vợ lừa dối người chồng, để riêng tự ăn uống, vì ghét hiềm chồng, nên phải  mắc quả báo thường ăn phẩn uế.

5. Thực hoả quỷ: Quỷ ăn lửa, do ngăn cấm lương thực của người, khiến cho người tự chết đói, nên chịu những tội khổ lửa bốc cháy, kêu gào đói khát.

6. Thực khí quỷ: quỷ ăn hơi, chỉ tham lam tự ăn một mình các thức miếng ngon, ăn cho được nhiều, chẳng thí cho vợ con nên phải khổ thường bị đói khát, chỉ được hửi lấy hơi thôi.

7. Thực pháp quỷ: Quỷ ăn pháp, nói pháp cho người nghe bằng cách vì tài lợi, nên phải bị  khổ thường chịu đói khát, thân thịt nhót rút hết, nhờ nghe thuyết pháp mạng được tồn tại.

8. Ẩm thuỷ quỷ: Quỷ uống nước, do nấu rượu trong như nước để đánh lừa người ngu, còn phần mình chẳng trì trai giới, nên mắc quả thường bị khô khát.

9. Hy vọng quỷ: Quỷ trông mong, do dành giá mua bán, dối trá lấy vật của kẻ khác nên bị bệnh đói khát thường trông mong bà con tế tự để đặng dự hưởng.

10. Thực thoá quỷ: Quỷ ăn đồ khạc nhổ, đem đồ bất tịnh, gạt người xuất gia, nên thân thường đói khát, hằng bị nấu đốt, tìm đồ người khạc, và ăn những thứ bất tịnh.

11. Thực mang quỷ: Quỷ ăn chuỗi anh lạc, do đời trước trộm lấy cái tràng hoa anh lạc của Phật, để dùng tự chưng diện; nếu có ai bị chuyện mà tục lệ buộc phải dùng tràng anh lạc bằng hoa cúng rồi đem bỏ, nhân đó mà được thụ thực.

12. Thực huyết quỷ: Quỷ ăn máu, do sát sinh để uống huyết canh và ăn thịt, mà chẳng thí vợ con, nên chịu thân quỷ đây, nhờ nhân gian lấy huyết thoa tế mà được hưởng đó.

13. Thực nhục quỷ: Quỷ ăn thịt, do lấy thịt trong thân thể chúng sinh mỗi miếng đem cân, bán mua dối trá, nhân đó mà chịu cái báo đây, nhiều lần dối trá xấu hèn, nên ai thấy cũng ghét gớm đó, thịt lộn xộn tế tự, mới được ăn đó.

14. Thực hương quỷ: Quỷ an nhang, bởi bán nhang, xấu mà lấy giá mắc nên nay chịu quả báo chỉ ăn khói hương sau bữa chịu báo bần cùng.

15. Tật hành quỷ: Quỷ đi nhanh, nhà sư phá giới mà mặc ca sa lừa gạt lấy của hứa  giúp bệnh nhân rồi chẳng giúp cho, để của xài tiêu, nên chịu báo đây, thường ăn đồ bất tịnh và tự đốt cháy mình.

16. Tứ tiện quỷ: Quỷ dòm rình địa tiểu tiện. Do lập mưu gạt của chẳng tu phúc đức, bởi thế chịu báo đây mỗi lông trong mình ra lửa, ăn khí lực bất tịnh của người, để tự sống

17. Hắc ám quỷ: Quỷ tối đen, bởi đem điều làm oan uổng người để mưu cầu lấy tiền bạc, mà giam buộc người trong ngục tối, mắt chẳng trông thấy chi cả, thường cất tiếng đau thương, nên phải đọa chỗ hắc ám, có rắn dữ dãy dẫy, đau dường dao cắt.

18. Đại lực quỷ: Quỷ sức lớn, do cắp trộm vật của người đem cho bạn dữ, chớ chẳng cho bằng cách làm phước điền, nhân thụ báo đây dù có đại lực thần thông, mà bị nhiều khổ não.

19. Xí Nhiên quỷ: Quỷ phừng cháy, do phá thành cướp giật, giết hại bá tánh, nên chịu báo đây, than khóc kêu gào, khắp thân lửa cháy, sau được làm người thường bị cướp giựt.

20. Từ anh nhi tiện quỷ: Quỷ rình con nít ỉa, do giết con nít, sinh tâm đại nộ, nên thụ báo đây, thường dòm người đại tiện, ưa hại những đứa bé.

21. Dục sắc quỷ: Quỷ dâm dục, do ưa ham hành dục, được của cải, chẳng biết bố thí làm phúc điền, nên thụ báo đây, thường dạo nhân gian, cùng người giao hội, khoái làm yêu quái, hù nhác những người ngu dốt, để cầu sự cúng cho ăn được sống.

22. Hải chứ quỷ: Quỷ cồn biển, do kiếp trước đi ngoài đồng rộng, thấy người bệnh khổ, dối gạt lấy tài vật của người nên nay sinh ở trong cồn biển, chịu khổ lạnh nóng, thập bội hơn người.

23. Diêm la vương chấp trượng quỷ: Quỷ cầm gậy cho vua Diêm La, do thuở đời trước, làm đại thần thân cận quốc vương, chuyên hành bạo ác, nên chịu báo đây, làm quỷ cầm gậy để hầu Diêm La vương sai khiến.

24. Thực tiểu nhi Quỷ: Quỷ ăn con nít, do luyện thần chú phép thuật, để lấy tài vật của người, giết hại heo dê gà vịt, chết đoạ địa ngục, sau chịu báo đây, thường ăn tiểu nhi.

25. Thực nhân tính khí quỷ: Quỷ ăn tinh khí người, dối trá làm bạn thân, hứa rằng: Ta vì bảo hộ cho ngươi, thúc hối người rán sức ra mặt trận mà chết, rốt chẳng cứu hộ gì cả nên chịu báo đây.

26. La-sát quỷ: Bởi đời trước giết nhiều sinh mạng để làm tiệc đại hội, nên chịu cái báo bị lửa đói đốt cháy đây.

27. Hoả thiêu thực quỷ: Quỷ ăn lửa  cháy, do cái tâm sẻn tiếc, ganh ghét, che dấu, ưa ăn vật thực của chúng Tăng, trước đọa địa ngục ra nên chịu lò lửa đốt thân.

28. Bất tịnh hạn mạch quỷ: Quỷ ăn đồ bất tịnh nơi đường hẻm, bờ ruộng, do kiếp trước đem vật thực không sạch thí cho nhà Sư phạm hạnh ăn, nhân đọa báo đây, ăn đồ bất tịnh.

29. Thực phong quỷ: Quỷ ăn gios, do thấy nhà khất sĩ đến xin, hứa mà chẳng cho vật thực chi cả, nhân chịu báo đây, thường bị cái bệnh đói khát, như chịu khổ nơi địa ngục.

30. Thực thán quỷ: Quỷ ăn than, do làm chủ ngục hành hình, cấm chẳng cho tù nhân uống, nhân chịu báo đây, thường ăn lửa than.

31. Thực độc quỷ: Quỷ ăn chất độc, do trước kia đem độc thực cho người ăn chết, nhân đó đọa địa ngục, sau ra làm  quỷ, thường chịu đói khát, hằng ăn lửa độc cháy thân.

32. Khoáng dã quỷ: Quỷ đồng rộng, giữa đồng rộng mênh mông, có kẻ đào ao hay giếng nước để thí nước cho khách đi đường giải khát, mà có người thốt lời độc ác rằng quyết phá ao nước khiến người chịu khát, nên chịu báo đây, thường bị bệnh đói khát, lửa đốt cháy thân.

33. Trủng gian thực khổi thổ quỷ: Quỷ ăn đất tro giữa gò mả, do trộm lấy bông hoa cúng Phật, đem bán lấy tiền để sinh nhai, nên chịu báo đây, thường ăn đất tro nóng nơi chỗ thiêu thây của người chết.

34. Thụ hạ trú quỷ: Quỷ ở nơi gốc cây, do thấy người ta trồng cây để thí bóng mát kẻ đi đường nghĩ mát, mà sinh ác tâm đốn chặt cây đi, lấy cây để  xài dùng nên đoạ làm quỷ ở nơi cây để chịu cơn lạnh dữ nóng hung.

35. Giao đạo quỷ: Quỷ nơi đường giao thông, do trộm lấy lương thực của người đi đường, bởi vì ác nghiệp đó, thường bị cưa sắt dứt đứt thân, nhân đồ người ta cúng tế rồi đem bỏ nơi đường ngã giao thông, lấy ăn để tự sống.

36. Ma-la thân quỷ: Quỷ thân Ma la là Trời Ma vương do hành tà đạo, chẳng tin đạo chánh chân, nhân đọa làm Ma-la quỷ, phá hại những người tu pháp lành.

Ba mươi sáu Quỷ vương:

  1. Ba tra bệ lệ đa

  2. Bà la môn tiên

  3. Bà tra viễn hại đại lực

  4. Nhã dạ xoa kiết cha

  5. Bà la sát thực bất tịnh

  6. Cơ hư thực phấn

  7. Ba tra phú đan na

  8. Bà xoa nhân các cha

  9. Ba la đa nhiệt bệnh

  10. A phụ tà nịnh truyền tống

  11. Ba tra các cha

  12. Bỳ đà la đa

  13. Nhã kiện đà la

  14. Ô ma lặc ca

  15. A bạc ma la

  16. Cưu bàn đồ la

  17. Bỳ xá xà đa

  18. Vi đà la đa

  19. Phụ vật vi quái

  20. Phong hành yêu quái

  21. Súc hành tinh mụi

  22. Trùng thành trùng độc

  23. Ôn suy lệ ngược

  24. Âm mụi u thị

  25. Tinh minh vọng lượng

  26. Minh linh dịch sử

  27. A lỵ đế mẫu

  28. Thực tiểu nhi tinh khí

  29. Hà hải tinh mụi

  30. Ba tra thực sí

  31. Nhật nguyệt bạt thực

  32. Ba la cha văn trà

  33. Ba tra thực diên tiêu

  34. Ba tra thực nung thuế

  35. Bà tra thực thai huyết

  36. Ba tra ma la

Cả ba mươi sáu vị Quỷ vương trên đó đều làm chủ trong ba mươi sáu bộ quỷ thần hay thống lĩnh vô lượng chư quỷ chúng, nếu cử lên kêu mời các vị quỷ chúa, thì cả bộ lạc các quỷ chúng đều phải thính lịnh thị tùng.

Loài quỷ ở rải các trong các thú (nhân, A-tu-la, địa ngục, súc sanh), nhẫn đến trong phòng nhà chỗ các người ở, đều có Quỷ đầy nhẫy lẫn ở trong cả, nhưng người với Quỷ chẳng thấy lẫn nhau, cũng không trở ngại với nhau; đấy đều bị đắm nơi không, sa nơi mờ dài mãi lâu kiếp chẳng đặng siêu thoát! Dẫu có đặng Phật pháp ánh Thánh chiếu tới, chạm mặt mà chúng cũng chẳng thấy nghe gì cả! Bởi cái nghiệp chướng vô minh từ đời trước nó tự ngàn che đến thế, là chỗ mà trong kinh Phật bảo rằng: cả ngàn Phật ra đời, nó cũng không thể sám hối được. Vì cái bản nghiệp nó chẳng cho, thực thế!

Về nương Phật

Về nương Pháp

Về nương Tăng

Về nương Phật đấng lưỡng túc

Về nương Pháp đấng ly dục

Về nương Tăng đấng giữa chúng

Về nương Phật rồi

Về nương Pháp rồi

Về nương Tăng rồi.


Đó là vang rao Pháp Quy y.

Khi đọc phải quán tưởng: tất cả chúng sinh đều nhất tâm quy y ngôi Tam bảo.


Sáu câu trước, chính là tuyên dương pháp Tam quy; ba câu sau là ba kết thúc. Trước kia, thỉnh ngôi Tam bảo các Thánh Hiền; còn đây là vì tuyên pháp Tam quy khiến cho về lẽ chánh để mau thoát tam đồ.

Số là Tam bảo tức đấng Từ Phụ của chúng sinh mà là bửu phiệt nơi khổ hải, người quy y Tam bảo chẳng những công đức lợi ích cho một mình mà thôi, vả lại còn có công ích khắp giáp cho cả chúng sinh nữa, do thế, hễ kẻ có tâm thì đều phải quy y Tam bảo.

Ngôi Lưỡng túc: phúc túc, huệ túc. Phúc đủ, nên chúng sinh trong chín cõi đều quy y, huệ đủ, nên tuỳ cơ đều thuyết pháp hoá độ được cả. Dẫu ai năng quy y, ắt cũng được phúc huệ đều đủ cũng như Phật vậy.

Ly Dục tôn: Lìa rời tình dục của hạ giới, cái dục nó làm gốc sinh tử, cái tình nó làm căn nghiệp quả, dục tình chẳng đoạn được, thì phải luân hồi mãi không thôi! Nếu người mà tuân y theo giáo giới, ắt siêu khỏi biển tình dục.

Đấng giữa chúng, tức là ngôi Chúng Trung tôn: Tăng sĩ đủ sáu hoà hiệp cả sự lẫn lý, phạm hạnh (tịnh hạnh) cao cả, truyền pháp lợi sinh, làm Thầy giữa nhân và thiên, nếu người mà năng quy y về ngôi Tăng thì ắt lên bực Thánh.

Phật tử (hữu tình, cô hồn) chỗ tạo các nghiệp ác,

Đều bởi vô thủy tham, sân, si,

Từ: thân, miệng, ý chỗ sinh ra,

Tất cả Phật tử (hữu tình, cô hồn) đều sám hối.


Đó là sám hối ba nghiệp.

Khi tụng bài này phải quán tưởng tất cả chúng sinh từ vô thủy đã gây nghiệp chướng nay nhờ sám hối đều đặng tiêu trừ.

Phật tử hữu tình, cô hồn, do phân ra làm ba câu mà đọc như thế đó, e là chẳng phải thật bản của Mông Sơn; sách Lược Giải lấy Phật tử gồm cả địa ngục, ngã quỷ, lấy hữu tình gồm bàng sinh, lấy Cô hồn gồm cả các loại tam đồ, thế cũng chưa chu tất. Chưa bằng đọc ba lần đều chỉ dùng đọc một Phật tử là thoả hơn. Có bản ba biến đều đọc là Ngã kim đó, bèn cho là thay vì cho quỷ loại mà đọc, là muốn cho tiếng của chúng đọc hoà rập một cách cho dễ vậy thôi.

Quy y rồi phải tỏ bày sám hối. Phật tử: Thánh Phàm đồng được xưng hô, mà có thân và sơ có khác nhau, Thánh: tức là các vị đã tu chứng ba thừa xuất thế gian, đã giác ngộ Phật tánh, là “thân tử” của Phật; mà giác ngộ còn cạn, cũng là “sơ tử” của Phật. Phàm: tức là chúng phàm ở thế gian, mặc dù còn đương mê, mà sẵn đủ Phật tánh, tuy mê còn cách xa với ngộ, chớ cũng gọi là “sơ tử” của Phật.

Hữu tình: Tình, tức là ba hoặc tình ái, chúng sinh ở sáu thường, đều lấy sáu căn đối nhau với sáu trần mà phát khởi ba hoặc tình ái, rồi vời lấy sanh tử trong ba với, nên nói là “hữu tình”.

Cô hồn: Không người thân để nương nhờ, không kẻ sơ để bè bạn, sa mãi nơi tối tăm, sống hoài trong cõi người, mắc báo không biết quanh lánh, chịu khổ không ai cứu vớt, nết xấu không vẻ trang nghiêm, trải kiếp thường côi quạnh, nên nói là “cô hồn”.

Song, tất cả chúng sinh, với cái chỗ có ra ác báo, đó là đều do từ kiếp vô thủy lại nay: Cái thân tạo ba nghiệp là sát, đạo, dâm, cái khẩu gây ra bốn nghiệp là vọng ngôn, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu, cái ý thức dấy ba nghiệp là tham, sân, và si, cộng chỗ sinh ra mười ác nghiệp đây, nếu trái lại, thì tức là mười thiện nay đối trước Tam bảo, chí tâm thổ lộ thảy đều sám hối.

Các Bồ tát của Tạng, Thông, cả hai giáo mới đoạn rồi kiến hoặc, tư hoặc với tập khí đã hết, thì tức Phật quả vậy. Nên vừa đoạn hết kiến hoặc tư hoặc đó là Phật thân tử còn mới đè hẹp kiến hoặc tư hoặc, chơ chưa đoạn được đó, là Phật sơ tử. Ấy là những vị đồng chứng cái lý chân đế làm thân tử của Phật.

Các vị Bồ tát của Biệt giáo, Viên giáo, sẽ đoạn hết vô minh hoặc, mới xưng là Diệu giác Phật quả. Nên những vị mà chưa đoạn được vô minh hoặc đó, sơ tử còn những vị mà còn đương đoạn từ phần vô minh hoặc đó là Thân tử. đấy là lấy lẽ đồng chứng trung đạo làm Thân tử của Phật.

Chúng sinh không ngằn thệ nguyện độ,

Phiền não không hết thệ nguyện dứt,

Pháp môn không lường thệ nguyện học,

Đạo Phật không trên thệ nguyện thành.

 
Đây trước sự sau lý theo lời phát nguyện.

Trong khi tụng về sự phát nguyện: tưởng chúng sinh nghe tiếng đều dấy cái hoằng thệ của Bồ Tát. Trong khi tụng, về lý phát nguyện: quán tưởng chúng sinh liền ngộ tứ hoằng, đều là tự tánh sẵn đủ.

Bốn câu trên là Tứ hoằng thệ nguyện về sự vậy.

Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ, chúng sinh tức là chúng pháp tương sinh, đông nhiều pháp hợp lại với nhau để sinh. Nghĩa là: năm ấm và tinh cha, huyết mẹ, mình là ba duyên. Năm với ba ấy hoà hợp lại, tức có cái thân đây; đã có thân đây, thì có các khổ nó dồn ép, là chỗ mà xưa đã bảo rằng: ba khổ, tám khổ, vô lượng các khổ; khổ tuy vô lượng, ta nguyện độ hết, vả lại, chúng sinh vô biên, mà nguyện của ta cũng vô biên, đó là duyên theo khổ để mà phát thệ nguyện.

Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn, Phiền não tức là ba điều hoặc. Hoặc: mê hoặc vọng tưởng. Kiến hoặc, Tư hoặc là phiền não của chúng sinh ở sáu ngả. Trần sa hoặc là phiền não của các Thánh nhân ở Nhị thừa; Vô minh hoặc là phiền não vi tế của Thập địa Bồ tát. Duy chỉ có Phật là hoàn toàn thanh tịnh; chúng sinh nhân cái mê (mê hoặc vọng tưởng) nọ chất chứa đến cái mê kia: quanh đi quẩn lại cũng chỉ  là Kiến hoặc, Tư hoặc thành mê chồng chất, hàng ngày nhóm họp các vọng tưởng phiền não mãi, nay khiến cho đoạn sạch hết. Vả lại chúng sinh không hết phiền não, thì nguyện của ta cũng không hết. Đó là duyên về Tập đế mà phát thệ nguyện.

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học: Do vì chúng sinh trong chín cõi giới căn cơ điều sai khác, nên Như Lai nói pháp giáo hoá có nhiều phương, ta nguyện học hết. Vả lại, chư Phật có vô lượng pháp môn, mà nguyện ta cũng vô lượng. Đó là duyên theo Đạo đế mà phát thệ nguyện.

Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành: Với ba hoặc, Như Lai đã thanh tịnh viên mãn; với hai tử (phần đoạn sinh tử, biến dịch sinh tử - Sinh tử tử, Niết bàn tử) Như Lai đã vĩnh viễn khỏi rồi, một mảy chẳng nhiễm, chín giới đều về, nay ta đều về, nay ta đều thành. Vả lại, đạo Phật vô thượng mà nguyện ta cũng vô thượng. Đó là duyên diệt đế mà phát thệ nguyện.

Song, với tứ hoằng đây là chỗ của Bồ Tát tu, nay khắp khiến cho chúng u đồ đều dấy nguyện đây, để chóng đặng cái đạo quả Vô thượng Bồ đề mà thôi.

Với chúng sinh, tự tánh thệ nguyện độ,

Với phiền não, tự tánh thệ nguyện đoạn,

Với pháp môn, tự tánh thệ nguyện học,

Với Phật đạo, tự tánh thệ nguyện thành.


Đây là tứ hoằng thệ nguyện về lý vậy.

Số là, tịnh của Tứ thánh, nhiễm của lục phàm, đều do nơi đương niệm hoặc ngộ hay mê: hễ đương niệm mà mê, thì tuỳ theo cái tác dụng nhiễm duyên, mà làm những các thân sinh tử ở chín giới; trái lại hễ đương niệm ngộ, thì tuỳ theo cái diệu dụng tịnh duyên, mà tức bản thể diệu minh nơi Phật giới.

Nên, chúng sinh, phiền não, pháp môn, Phật đạo, đâu chẳng là cái dụng vốn đủ trên tánh thể. Song về dụng tuy có nhiễm có tịnh, chứ về tánh thể thì nó vẫn bất biến. Tỷ như cái gương dù chiếu hiện bóng tượng, mà thể của gương cũng vấn bất biến.

Chúng U hồn kia, nếu hay đương niệm lãnh ngộ, thì với chúng sinh phiền não, vốn không đoạn mà đoạn, với Pháp môn Phật đạo, vốn không chứng với lý đã viên thông, thì với sự nguyện trước kia, khá dùng tương tức nhau được.
 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 5773989
Số người trực tuyến: