Lấy cành dương | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Lấy cành dương

Lấy cành dương
Lời ghi: Tay cầm gọi “lấy”, “cành dương” là cây xỉa răng. Sách Bạch Ngọc Thiềm Ký nói: “Trong hư không thái vi, tinh của sao Cơ hoá làm cây liễu, xu xu hiêu hiêu trong mây lợt mưa thưa. Xưa người ta ẩn nơi cây liễu, vì muốn bày cái chí ôn nhu khiêm tốn vậy.

Truyện Ký Qui nói: Tiếng Phạn gọi: “Đán đa gia sắc sá, Đán đa dịch là răng, Gia Sắc Sá tức là cây, đâu chẳng biết cây xỉa răng gọi là “cành dương”. Ở Tây Quốc rất ít cây liễu, người dịch liền truyền hiệu này (dương). Cây xỉa răng của Phật thật chẳng phải là cành dương, ở chùa Na Lan Đà chính mắt tôi thấy cây đánh răng to bằng ngón tay út. Cây lớn thì chẻ ra, nhánh nhỏ thì cắt làm, ở gần xóm núi thì nhánh cây tác dây sắn là trước, ở bình nguyên thì cây dúi, hoè, liễu, tuỳ ý kiếm sẵn để dành không cho khuyết thiếu”.

Tam thiên oai nghi nói: “Dùng dương liễu có ba việc: 1) cắt phải như độ, 2) chẽ phải như pháp, 3) nhai đầu chẳng quá ba phân”. Cắt phải như độ, là cây xỉa răng có ba thứ, cỡ dài 12 ngón tay, ngắn là 6 ngón, giữa hai thứ đó là bậc trung.

Lời góp: Trong luật gọi là cây xỉa răng, cây dương có bốn thứ đều chải răng được.

1. Dương trắng lá tròn,

2. Dương xanh lá dài,

3. Dương đỏ sương xuống là đỏ,

4. Dương vàng chất cây cứng chắc khó lớn.

Nay đều lấy cành liễu làm cành dương, cành liễu xụ xuống, là cây dương nhỏ vậy. Nếu ở xứ không cây liễu lấy chi xỉa răng, phải biết tất cả cây đều xỉa răng được, đều gọi cây xỉa răng, nhưng phải lấy thứ cây tánh hoà, có vị đắng mà nhai, chẳng những một thứ liễu vậy”.

Tay cầm nhành dương, nên nguyện chúng sinh, đều đặng pháp mầu, rốt ráo trong sạch. Án,  tát ba phạ thuật đát, tát rị ba, đáp rị ma, tát ba phạ thuật đáp khoảnh. Án, lam tá ha (chú tịnh pháp giới sau niệm 21 lần).

Lời ghi: “Tay cầm nhành dương” là khi ăn xong phải bỏ nhơ ở kẽ răng, cho rốt Phật pháp vậy. Bồ Tát trăm việc không lo, tất cả trời người, tìm chỗ khởi của Ngài không đặng. Bỗng chợt cơ cảnh gặp nhau mới thấy Ngài vào sự vào lý vô cùng, cho nên Bồ Tát khi mới cầm nhành dương liền nguyện tất cả chúng sinh, trong lễ bái, trì tụng, quán tâm, xem kinh, đều đặng ngộ vào pháp mầu, rốt ráo pháp mầu không chi khác, chỉ thẳng nguyện chúng sinh trong sạch mà thôi. Vì đời nay giữ giới trong sạch làm nhân, thời ngày sau “rốt ráo trong sạch” làm quả. Vả nhành dương tính chất ôn nhu, vị đượm trong mát nên lấy nghĩa đó làm ví dụ. Nên lời sớ Kinh Hoa Nghiêm nói: “Nhành dương năm lợi, nên gọi là pháp mầu”.

(Trích "Tỳ Ni Hương Nhũ"
Dịch giả: HT. Thích Thiện Chơn
Nguồn: NXB Tôn giáo 2010)

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 5696009
Số người trực tuyến: