Đánh thức quyền năng não phải của trẻ bằng hình ảnh quán tưởng
“Khi con nghĩ điều gì, con sẽ trở thành như vậy. Khi con tưởng điều gì, con sẽ tạo tác ra như vậy”.
~ Đức Phật ~
Các chức năng đặc biệt của não phải
Ngoài khả năng chữa lành thông qua tưởng tượng hình ảnh trực quan, não phải còn có những khả năng đặc biệt dưới đây:
1. Khả năng cộng hưởng
2. Khả năng tưởng tượng
3. Ghi nhớ luồng lớn thông tin với tốc độ cao
4. Tự động xử lý thông tin với tốc độ cao
Các khả năng này cho phép não phải tiếp nhận các thông tin bên ngoài dưới dạng sóng. Theo lý thuyết lượng tử được phát triển vào những năm 1920, các hình thức vật chất đều có tính chất sóng. Lý thuyết phân tử cũng đua đến kết luận rằng các hạt cơ bản - thành tố tạo nên mọi hình thức vật chất - cũng tạo nên sóng và sở hữu các tinh chất của sóng.
Mọi giác quan của chúng ta đều được tạo thành từ các tế bào cấu tạo nên cơ thể. Mỗi tế bào đơn lẻ lại có khả năng nhận và tiếp thu các kích thích bên ngoài dưới dạng những chuyển động sóng.
Một khi khái niệm này được chấp nhận, điều hiển nhiên là những khả năng phi thường mà các bé thể hiện đều do sự vận hành của các tế bào trong cơ thể, nơi mà mọi chuyến động của sóng từ vũ trũ được tiếp nhận. Thông qua khả năng cộng hưởng của não phải, trẻ có thể vượt qua những rào cản của năm loại giác quan não trái để thu nhận những thông tin vượt không gian và thời gian.
Não phải chuyển đổi các chuyển động sóng nhận được thông qua khả năng cộng hưởng thành những hình ảnh. Bằng sự kết hợp giữa khả năng cộng hưởng và năng lực tưởng tượng, thậm chí một người khiếm thị vẫn có thể nhìn thấy màu sắc, cảnh vật hay đọc được chữ. Tương tự, những người khiếm thính có thể nghe hiểu được từ và nói chuyện. Chuyện kể rằng có một thẩm phán mù tên là Tony Cothren làm việc tại tòa án Jefferson tại bang Alabama, nước Mỹ. Khi người làm chứng quên không hạ tay xuống sau khi nói lời thề, ông đã nhắc họ: “Xin hãy hạ tay xuống!”.
Rất nhiều người ngạc nhiên vì điều này nhưng ông giải thích rằng: “Dù tôi không thể nhìn thấy bằng mắt của mình, tôi vẫn nhìn thấy bằng hình ảnh”. Não phải của ông nhận được thông tin dưới dạng chuyển động của sóng và chuyển chúng thành hình ảnh, do vậy ông hoàn toàn có thể “nhìn” rõ như một người có thị lực bình thường.
Hình ảnh hoạt động như thế nào?
Con người có hai dạng ý thức: ý thức bị chi phối bởi não trái và ý thức bị chi phối bởi não phải. Khi con người ở trong trạng thái ý thức thông thường, não trái luôn chiếm ưu thế kiểm soát. Tuy nhiên, thông qua những hoạt động như thiền định, hít thở sâu, chúng ta có thế thâm nhập vào vùng ý thức của não phải, và khi đó, các hình ảnh sẽ hiện ra rõ nét.
Những năng lực này xuất phát từ vùng câm (thùy trán) của não phải và có thể được kích hoạt bằng cách luyện tập. Theo khoa học giải phẫu thần kinh, vùng dưới đồi não, hay còn gọi là trung tâm cùa hệ thần kinh thực vật, được kết nối với thùy trán thông qua nhân lưng bên đồi thị. Thùy trán tác động đến hệ viền và vùng dưới đồi não (vốn đóng vai trò cốt yếu trong hoạt động cảm xúc) thông qua nội tiết tố. Và nội tiết tố lại được kích hoạt nhờ sóng não. Khi tần số sóng não ở mức dưới 10 Hz, các nội tiết tố (kích thích phần ý thức của não phải) tiết ra, cho phép chúng ta nhìn thấy các hình ành. Bởi vậy, ý thức của não phải điều khiển thông tin dạng hình ành không nhờ xung điện mà bằng nội tiết tố. Lúc này, tất cà những suy nghĩ, tinh thần, cảm xúc và trạng thái sinh lý học của con người đều đuợc chuyển thành hình ảnh. Chúng nằm duới sự điều khiển cùa phần ý thức não phải.
Đánh thức năng lực tưởng tượng của trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ có thể sử dụng các chức năng cùa não phải với rất nhiều mục đích khác nhau. Năng lực tưởng tượng có sức mạnh khiến cho những điều xảy ra trong hiện thực chính xác và trùng khớp với những gì được hình dung trong tâm trí. Trong quá trình luyện tập những khả năng của não phải, bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất là cần phải đánh thức năng lực tưởng tượng ở trẻ nhỏ.
Não trái hay còn gọi là “phần não thiên về ngôn ngữ” hoạt động thông qua ngôn ngữ trong khi não phải hay “phần não thiên về hình ảnh” lại hoạt động thông qua hình ảnh. Mỗi bán cầu não sử dụng các phương thức suy nghĩ khác nhau và các mạch kết nối cũng không giống nhau. Ngôn ngữ vốn chỉ có ảnh hưởng nhỏ tới cơ thể. Trong khi đó, hình ành lại có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các tế bào, các mô, các cơ quan trong cơ thể và kích thích sự thay đổi của toàn bộ cơ thể. Lý do là vì hình ảnh đã sử dụng một mạch thần kinh riêng biệt, khác với mạch thần kinh liên quan tới ngôn ngữ.
Một đứa trẻ được phát triển khả năng tưởng tượng thiên bẩm có thể sử dụng năng lực này theo nhiều cách khác nhau. Có nhiều lớp học ở Nhật Bản áp dụng phương pháp đánh thức năng lực não phải dành cho trẻ em thiếu tập trung, ví dụ như bài tập tưởng tượng “Cây gậy”. Thầy giáo gõ nhẹ vào từng học sinh và nói: “Con là một cây gậy", rồi khuyến khích các bé căng cứng người lên giống như một cây gậy thật. Sau đó, thầy giáo yêu cầu cha mẹ chúng nhặt những cây gậy đó lên và mang đi. Những đứa trẻ căng cứng cơ thể lên và khi đó, rất dễ dàng nhấc chúng lên như nhấc một mảnh gỗ thật.
Trong khi mạch thần kinh truyền tải ngôn ngữ chỉ có thể tác động lên tầng ý thức bề nổi thì kênh thông tin hình ảnh lại tác động mạnh mẽ đến những tầng sâu bên dưới tầng ý thức hay còn gọi là tiềm thức của con người. Nếu như phần ý thức chỉ gây ảnh hưởng không đáng kể lên cơ thể con người thì phần tiềm thức lại có khả năng làm chuyển hóa toàn bộ cơ thể nhờ hiện thực hóa ý nghĩ của con người. Hoạt động tưởng tượng của não phải giúp phát huy được sức mạnh của tiềm thức bên trong con người một cách hiệu quả.
Hiểu biết về màu sắc và ngôn ngữ hình tượng trong tiềm thức rút ngắn khoảng cách từ vô thức đến tỉnh thức, mang lại cho chúng ta cơ hội được hiểu biết hơn về bản thân và giải quyết các vấn đề về tâm.
Quá trình rèn luyện não phải bắt đầu từ các bài tập thiền và quán tưởng hình ảnh, giúp con nguời vượt qua vùng ý thức thông thường để tiếp cận vùng ý thức đặc biệt hơn - vùng ý thức của não phải. Hãy quan sát bất kỳ một đứa trẻ nào khi chúng tập trung sáng tạo nghệ thuật. Bạn sẽ nhận thấy công việc dùng hình ảnh diễn tả một ý tưởng đòi hỏi phải tập trung cao độ và với thái độ rất nghiêm túc.
Chủ đề hội họa trong Phật giáo thường là chư Phật, Bản tôn trong tư thế thiền định, các Bậc thượng sư, thánh chúng, Mandala.... Một trong các phương tiện dùng để thể hiện các biểu tượng linh thiêng này là các bức tranh Thangka. Khi quan sát tập trung các bức tranh Thangka, ví dụ khi thiền định về các vị Phật Bản tôn, tiềm thức của trẻ dần nhận ra được các hình tượng được huân tập và các hình tượng thanh tịnh trong tâm thức. Nhờ đó, cấu trúc tế bào thần kinh của bộ não thay đổi bằng cách triệu thỉnh và thỉnh cầu chư Phật Bản tôn an trụ, hòa nhập tâm giác ngộ của các Ngài vào tâm bản lai thanh tịnh của mỗi người, giúp trẻ dần phá bỏ những tập khí, nhiễm ô về tinh thần trong tâm. Đây cũng chính là phương tiện thực hành giúp trẻ “điều phục tâm”.
Hơn thế nữa, khi quen dần với việc quán tưởng Phật Bản tôn và cảnh giới Tịnh Độ của chư Phật, trẻ sẽ huân tập các hành động thiện lành thông qua việc giảm bớt sự chấp trước, tăng trưởng trí tuệ, tích lũy công đức, chuẩn bị hành trang giúp trẻ vững bước vào cuộc đời.
(Nguồn: “Bí ẩn của não phải – Mỗi đứa trẻ là một thiên tài”
Tác giả: Giáo sư Makoto Shichida)
- 2177
Viết bình luận