Nhị giáo luận | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Nhị giáo luận

Nhị giáo luận

Nhị giáo luận của pháp sư Đạo An viết rằng: “Nghiệp có ba báo: một là hiện báo, hai là sinh báo, ba là hậu báo. Hiện báo thì thiện ác do thân này làm, sướng khổ do thân này chịu. Sinh báo thì đến kiếp sau mới phải chịu. Hậu báo thì hai ba kiếp sau, trăm ngàn vạn kiếp sau mới phải chịu. Chịu không chủ đích, ắt do bởi tâm. Tâm không chỉ định, ắt cảm đến việc. Duyên có mạnh có yếu, nên báo có sự nhanh chậm khác nhau. Cho nên Kinh nói rằng: Ví như người thiếu nợ kẻ mạnh thì đòi trước: nhân quả thưởng phạt, ba báo sâu xa đó nếu chẳng phải là bậc thông tài đạt thức thì ít lần ra manh mối.

Trên đời có người tính thiện mà lại bị vạ, có kẻ hung ác mà lại được phúc. Đó đều là do thiện nghiệp chưa chín mà tiền báo đã ứng rồi. Cho nên mới nói: Hiền lành bị họa, tai ác hưởng phúc, dường như trái khoáy, nên thật đáng ngờ! Thế thì Nhan Tử đoản thọ, số đúc từ xưa, ngày nay tích đức, mai sau mới được lợi. Đạo Trích trường thọ do thiện báo xưa, ngày nay làm ác, mai sau mới suy. Sở Mục Vương tên chữ là Thương Thần là thái tử của Sở thành Vương, khi ở trên đời mắc tội giết cha, như lại được đặt tên trụy là Mạc, danh và thực khác nhau dấy lên từ đó. Đó đều là một nghiệp báo sau khi sống, chứ không  phải là hiện báo. Cho nên trong Kinh có nói: Nghiệp nhẹ nên thụ báo cũng nhẹ. Như vua Ca Lợi chặt chân Sàn Đề, hiện báo là bị sét đánh. Phu nhân Mạt Lợi cúng dàng ngài Tu Bồ Đề hiện báo được làm hoàng hậu. Những loại như vậy đều là hiện báo. Khổng Tử nói rằng (?) làm nhiều việc tàn bạo lại là nguyên nhân để được giầu sang, giữ điều cấm giới lại là gốc cây ra tật bệnh. Kinh có chỗ rất thông có thể nói ra được. Hoặc có kẻ có ác duyên phát hiện nghiệp, giết nhiều người mà lại được tước lộc. Hoặc có người có thiện duyên phát ác nghiệp, rất giữ gìn Thiền giới mà lại bị bệnh tật.

Bệnh tật do ác nghiệp gây ra, đâu phải tu thiện mà được. Song do thiện nghiệp nên thịnh, chẳng phải là sự cảm ứng của các hành động tàn bạo. Cho nên Luận nói:  Đó là duyên chẳng cố định chứ không phải là Thụ không nhất định.Thụ cố định là nói Nhân không thể biến đổi, nó giống như việc trồng lúa được lúa, ắt chẳng sinh ra mỳ. Tuy chẳng sinh, chẳng thể trồng cạn. Đất là Duyên còn lúa chính là Nhân. Song nhân quả mênh mang, thật khó mà nghiên cứu cho tỏ tường được. Căn cứ vào Kinh điển đã nói, tạm nêu ra hai loại: Một là sinh nghiệp, hai là thụ nghiệp. Đều được làm việc thiện, cùng được làm thân người, đó là sinh nghiệp. Giàu nghèo sang hèn, thông minh đần độn, kẻ thọ người yếu, đó là thụ nghiệp. Cho nên giầu long bố thí thì được giàu to, keo kiệt xẻn so thì thành nghèo rớt, nhẫn được đoan chính, sân thành xấu xí, đó là nhân và quả về nghiệp báo rất huyền vi, ngay đến những người thông đạt mà vẫn còn mù mờ, nghĩ chẳng thể tới, do đó mà tà kiến nảy sinh. Hoặc nói người chết thì thành diệt, chẳng còn có kiếp sau. Hoặc nói: Tụ tán vô cùng, tâm thần không có gì gián đoạn. Hoặc nói: lành dữ sướng khổ đều do trời gây ra. Hoặc chấp trước rằng mọi pháp đều tự nhiên  chẳng phải do nhân mà được quả, vì số họa phúc thi nhau ở trong lục phủ, quả báo sướng khổ thay nhau mà vận hành, cuối cùng khiến người ta gặp phải cảnh ngộ như vậy chứ chẳng phải là thứ đối đãi với nhau. Nên biết xem ba thứ báo để xem cái phận khốn cùng hay thông đạt thì Khổng Tử trả lời Trọng Do cũng chắc chắn là có thể biết được. Cho nên Văn Tử có lời ca ngợi Hoàng Đế nói rằng: “Hình có sự ràng buộc, mà thần thì không hóa, vì không hóa cho nên mới lợi dụng được sự biến đổi không cùng”. Lại thêm việc Danh Bác tống táng nói: Xương thịt trở về với đất, còn thần khí thì không. Kinh điển của Phật nói: Thức thần vô hình, mượn hình của bốn loài rắn (chỉ Tứ đại: đại, thủy, hỏa, phong – ND) không có vị chủ nhất định, không có nhà cửa nhất định. Đó là điều minh chứng của việc cái thần ruổi rong trong sáu nẻo, là thuyết rõ ràng về hình hết trong một đời. Chưa biết tin Kinh, ít khi biết được Hiện, Hạo. Dựa vào đó mà xem những điều trong Kinh thấy vượt cả sáu Kinh, hơn cả Cửu Lưu  thì há lại chẳng cho rằng hiểu được cái thân, biết chỗ tinh yếu, rèn đúc phu thiêng, thấu hiểu nguồn gốc, biết hết lẽ biến hóa thì đó chính là gương nước chiếu sáng vô ngần.

Nguyên chú:

Sàn để: vị tiên nhẫn nhục: “Bốn con rắn” ý nói thân mượn Địa, Thủy, Hỏa, Phong mà hợp thành. Còn nói Tứ báo xem ở phần sau.


 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 5695927
Số người trực tuyến: