Trường An: Sa Môn Bạch Viên | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Trường An: Sa Môn Bạch Viên

Trường An: Sa Môn Bạch Viên

Sa môn Bạch Viễn tự Pháp Tổ ở Trường An vốn họ Vạn là người Hà Nội. Pháp tổ vốn là người tài giỏi tinh thông, mẫn tiệp tuyệt vời, tụng kinh ngày tám chín ngàn chữ, nghiên cứu Phương đẳng đến mức tinh vi, sách vở thế gian phần nhiều thông hiểu. Tới cuối đời Tấn Huệ Đế, Tổ định ẩn dật ở đất Lũy Tây đê giữ chí hướng cao nhã của mình. Gặp lúc Trương Phụ làm Thứ sử Tuần Châu, trước đó có người Bàn Châu tên là Quảng Phiên, cùng Tổ nghị luận, nhiều lần bị gẫy nên thâm thù bèn gièm pha xúc xiểm vói Phụ, Phụ liền bắt Tổ và trừng phạt. Mọi người đều sửng sốt thương xót, Tổ nói: “Tôi đi để trả xong nợ. Đó là nợ nần kết lại từ kiếp trước, chứ không phải chuyện ngày nay”. Rồi hô chư Phật mười phương và nói: “Tội duyên của tiền thân Tố vui lòng trả hết. Nguyện từ về sau, cùng Phụ là thiện tri thức không để bị tội giết người”. Tổ bị năm hàng lính đánh roi, lịm đi mà chết. Sau Phụ nghe biết chuyện này mớii rất hối hận. Đạo tục đều thương xót rơi nước mắt, mọi người đều căm phẫn, cùng nhau chia xác Tổ ra để xây tháp miếu mà thờ ở nhiều nơi.

Phụ tuy có tài giải quyết công việc nhưng tàn ác không theo đạo lý, ngang ngược giết hại một vị sư có đức cho nên khiến trăm họ nghi ngờ kinh hãi đã nhân lúc loạn mà chém chết Phụ ...Quản Phiên cũng thế. Bấy giờ có một người tên là Lý Thông đã chết rồi mà sống lại. Lý Thông kể rằng: “Thấy Tổ pháp ở chỗ vua Diêm Vương đang giảng kinh Thủ Lăng Nghiêm tam muội cho vua nghe, nói rằng: “Giảng xong sẽ lên cõi Trời Đao lợi. Lại thấy tế tửu (ở đây là đạo sỹ đạo giáo - TĐN) Vương Phụ bị gông cùm bằng gông sắt, xin Tổ tỏ ý sám hối. Diêm Vưcmg bèn quát, mắng rằng: “Bao giờ kinh điển ngụy đạo trên thế gian bị tiêu hủy hết thì ngưoi mới được thoát. Vì ngưoi có tội khiến người ta tin vào tà thuyết”. Xưa kia hàng ngày Tổ thường cùng Vưong Phụ tranh luận về tà và chính. Phụ nhiều lần bị gẫy liền tức không chịu nối, bèn viết ra bộ Lão Tử Hóa Hồ thành Phật kinh gồm một trăm quyển đế vu cáo, phỉ báng Phật pháp. Chung quy phải chịu tội vạ, chết mới biết hối. Người đời này thích dẫn văn các ông Phó Dịch, ông Hàn, ông Chu coi đó là thực lục vậy mà lại cam chịu ở cùng một giuộc tội lỗi với Vương Phụ, thật đáng buồn thay.

Nguyên chú:

1. Truyện này có xuất xứ từ Lương Cao Tăng truyện và Thống Kỷ.

2. Sách Thông Tải chép rằng: Vào niên hiệu Kiều Phong ddời Đường, vua hạ chiếu vời Tăng, Đạo đến họp ở Điện Bách Phúc để định đoạt tính chất chân ngụy của sách Hóa Hồ kinh có trăm quan làm chứng. Các vị thủ tọa Tam giáo nghị luận rất hăng nhưng chưa ngã ngũ. Có vị Tăng tên là Pháp Minh thấy chỗ phải trái, liền rẽ đám đông bước ra và nói: “Lúc Lão Tử giáo hóa người Hồ rồi thành Phật thì dùng tiếng Hán mà giáo hóa họ, hay dùng tiếng Hồ mà dẫn dụ họ. Nêu dùng tiếng Hán thì người Hồ chưa giỏi loại tiếng này thế thì ắt phải dùng tiếng Hồ. Đã truyền tới đất này, ắt phải nhờ phiên dịch. Không rõ cái mà đạo giáo gọi là Hóa Hồ kinh được phiên dịch vào triều đại nào? Người bút thụ, người chính nghĩa là ai!”. Thế là cả cử tọa đều ngơ ngác, chẳng ai trả lời được. Công khanh vương hầu đều phục cách lập luận này là thiết đáng, rồi vui vẻ khoái chí mà giải tán. Thế là có sắc lệnh thu hết sách Hóa Hồ kinh trong thiên hạ mang đốt bỏ đi, không cho sách đó liệt vào số sách kinh điển của Đạo gia. Sau đó bọn đạo sỹ Bách nhan ở Hằng đạo quan tại kinh thành Lạc Dương dâng biểu xin để lại. Nhà vua bèn hạ chiếu nói rằng: “Ba thanh trùng quang. Huyền nguyên thống ngự! Há quên Lão giáo, thiên vị Thích tông. Song ý trẫm là muốn trở lại nết thuần hậu, tính của trẫm là muốn dẹp bỏ thói hư ngụy. Lý sự sai trái thì dẫu là của người thân cũng quyết trừ. Danh nghĩa đúng đắn thì dẫu là của kẻ thù thì vẫn dùng. Từ nay trong các bộ Đạo kinh nếu có những chỗ chép đến chuyện Hóa Hồ thì đều phải tước bỏ, các quan đương sự phải quy định đó là điều có tội bị cấm đoán.”

(Ba thánh: chỉ thánh nhân của nhà Nho gồm Phục Hy, Văn Vương, Khổng Tử v.v ...nhưng ở đây dùng để chỉ nhà nho, đạo Nho. Huyền nguyên: Đời Đường suy tôn Lão Tử làm thủy tổ và tôn làm Huyên Nguyên Hoàng đế. Ở đây chỉ đạo gia, đạo giáo. Thích tông: chỉ đạo Phật)

- Sách Ngụy thư chép rằng: Năm đầu niên hiệu Chính Quang vua Minh Đế mời môn đồ hai tôn giáo Phật và Đạo đến dự cỗ chay ở trước điện xong liền ra lệnh cho các vị pháp sư và các đạo sỹ nghị luận. Bấy giờ Sa môn Đàm Mô tới và vị đạo sỹ Khương Bân tranh luận với nhau, vua và bách quan đến xem. Khương Bân đối đáp lung tung không có lý lẽ. Vua lại hỏi khai thiên kinh tìm thấy được ở đâu! Đó là do ai thuyết. Rồi sai Trung thư lang thượng thư... đến đạo quán lấy kinh. Bấy giờ một trăm bảy mưoi quan đọc xong tâu rằng: “Lão tử chỉ viết năm ngàn chữ (chỉ sách Đạo Đức Kinh - ND) ngoài ra không còn ngôn thuyết nào khác. Bọn hạ thần xin kiến nghị: “Khương Bân đáng ghép vào tội mê hoặc dân chúng”. Vua bèn hạ lệnh bắt Bân phải chịu cực hình.

Bấy giờ có pháp sư Bồ Đề Lưu Chi khuyên can, nhà vua mới thôi, nhưng đày Bân ra Mã Ấp.

(Truyện trên được ghi chép đầy đủ trong sách Cao Tăng Truyện đời Lương)

3.  Thêm cuối Tùy đạo sỹ Phụ Huệ Tường đổi kinh Niết Bàn của Phật là Tràng An kinh, sau sự việc vỡ lở bị giết. Sách Thông tải chép rằng: Ngày 20 tháng 10 năm Chí Nguyên thứ 18 vua Nguyên Thế Tổ sắc cho trưởng lão Lân Tuyền Luân ở Báo An thiền tự đem lửa xuống chùa Đại Mẫn Trung Đế ba mươi tám bộ ngụy kinh thuộc Đạo tang tất cả gồm mấy ngàn quyển. Trừ Đạo Đức kinh ra, còn thì đem đốt tất, không trừ quyển nào. Vua còn hạ lệnh đạo sỹ yêu kinh Phật thì làm Tăng, nếu không làm Tăng thì về lấy vợ làm dân. Bấy giờ số bỏ đạo làm Tăng có đến bảy tám trăm người. Họ đều trả mũ treo trên kèo nóc điện Vĩnh Phúc đế sư. Trước kia bọn đạo âm mưu chiếm ngôi chùa, nay phải trả hai trăm ba mươi bảy chùa, ba năm sau còn có hơn ba mươi chùa được khôi phục (xem thêm sách Thông Tải sẽ nói kỹ).

4.  Pháp ngữ khi hạ hỏa (trong này chỉ việc làm lễ châm lửa đốt Ngụy thư - ND) lời nhiều không trích. Kinh Tam Quan ngày nay là do đạo sỹ đầu đời Minh ngụy tạo ra. Lời văn quê mùa. Song Tam Quan đã chẳng biết xuất hiện từ thời đại nào (Sử ký, Thông giám đều không có lời văn nào ghi lại), lại chẳng phải người Tây Vực thế mà sao lại biết tiếng Phạn trùng từ Diêm Phù Đề, đủ biết kinh đó là tác phẩm ngụy tạo. Đạo sỹ thấy trong kinh Phật có quy định các kỳ chay vào tháng giêng, tháng bảy, tháng mười để chiều cái lòng ưa phúc lộc muốn giải ách của thế tục, chẳng qua là để họ lấy của cải, lợi lạc để cho béo cái miệng mình mà thôi. Ngoài ra các sách Thụ sinh kinh, Bắc đẩu kinh, Ngọc Hoàng bảo cáo đều là sách được ngụy tạo thời gần đây. Phật là bậc đạo sư cõi người, cõi Trời, là bậc thánh nhân xuất thế. Thiên Đế Thích còn phải quy y, nghe pháp mới được chính quả Tu Đà Hoàn. Phật há lại chưa hạ mình làm tinh đẩu ví như đang làm thiên tử mà lại xuống làm nô bộc được! Tập tục chẳng tỉnh ngộ, đua nhau lễ bái không biết mệt điều đó vốn chẳng được phúc mà còn mắc tội vu cáo Phật, khiến kẻ thức giả phải tức cười.

Trong Kinh tạng trước kia có kinh Thọ Sinh, đó là kinh kể về chuyện Thích Ca Như Lai kiếp trước là Niết vương (vua ba ba) để cứu nạn cho thương nhân, chứ không phải là loài thụ sinh do ngày nay ngụy tạo nói rằng: “Can, chi sinh ra người, rồi lại thụ sinh ra tiên”. Nay đạo sỹ giúp người ta cầu phúc cúng cáp chẳng rõ tụng kinh gì, niệm kinh gì. Bậc thức giả nên tự mình xét kỹ.


 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 5768638
Số người trực tuyến: