Ung Châu: Triệu Văn Nhược | Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên | Đại Bảo Tháp | Đại Bảo Tháp Tây Thiên

Ung Châu: Triệu Văn Nhược

Ung Châu: Triệu Văn Nhược


Triệu Văn Nhược ở huyện Tràng An, Ung Châu vào khoảng niên hiệu Đại Nghiệp, chết đã bảy ngày, người nhà bèn tiến hành việc khâm liệm, tới khi sắp bỏ vào trong áo quan, xác Văn Nhược bèn co một chân lại, người nhà sợ hãi không dám nhập quan. Vì vậy cho nên Văn Nhược mới sống lại được. Gia quyến mừng hỏi nguyên do. Văn Nhược kế rằng: “Lúc chết thấy người ta dẫn đến chỗ Diêm Vưưng. Diêm Vương hỏi Văn Nhược rằng: “Lúc sống ngươi làm đuực những phúc nghiệp gì?”. Văn Nhược đáp: “Tôi thụ trì kinh Kim Cương Bát Nhã”. Diêm Vương khen rẳng: “Tốt lắm! Phúc đó là nhất đấy. Ngươi tuy phúc thiện nhưng hãy tạm dẫn ngươi đi xem bọn tội nhân chịu tội”.

Nói đoạn sai một người dẫn Văn Nhược đi về hướng Bắc. Đi được năm mươi bước thì tới một lỗ tường thủng bắt Văn Nhược chui vào, bên kia tường có người chìa tay qua lỗ thủng túm lấy đầu Văn Nhược mà kéo ra, rất là cực khổ mới ra được ngoài tường. Ra khỏi lỗ Văn Nhược trông thấy một địa ngục lớn trong đó có vạc sôi, hình cụ có các tội nhân đang bị khổ báo không thể tả xiết. Lại có rất nhiều lợn, dê, gà và ngỗng, vị... đua nhau kéo đến đòi Văn Nhược đền mạng. Văn Nhược nói: “Ta không ăn thịt chúng mày vì sao mà chúng mày lại bức bách ta?”. Các giống súc sinh đó đều nhao nhao đáp: “Nhà ngươi ngày trước năm ấy tháng ấy ngày ấy đã ăn đầu, chân tứ chi của chúng tao, xé chúng tao ra từng đốt, rồi các ngươi nhậu nhẹt với nhau, cớ sao dám chối?”. Văn Nhược thấy bọn súc sinh dẫn ra toàn là sự thực, chẳng dám cãi lại, chỉ biết nhất tâm niệm Phật, sám hối sâu sắc về các tội lỗi, chẳng dám ho he gì khác, chỉ van xin sửa lễ phúc thiện để báo tạ. Bọn súc sinh thấy nói là sẽ tu phúc lập tức tha ra. Sứ giả dẫn đường lại dẫn tới chỗ vua Diêm Vương và bấm rằng: “Đã cho xem xong nơi chịu tội rồi”. Diêm Vương liền đưa cho Văn Nhược một bát đinh, bắt phải ăn hết.

Còn dùng năm cái đinh đóng vào đỉnh đầu và chân tay Văn Nhược sau đó mới cho về. Văn Nhược sống lại đã thuật lại chuyện này. Văn Nhược rất rức đầu và chân tay đều đau, rất lâu về sau do tu phúc mới dần dần hết đau. Từ đó trở đi Văn Nhược tinh cầu tụng trì kinh Kim Cương Bát Nhã, chẳng dám bỏ sót một giây phút nào, hễ thấy đạo, tục, thân, sơ Văn Nhược đều khuyên bảo họ thụ trì Bát Nhã. Sau nhân đi sứ, đến một nhà trạm để nghỉ tạm, Văn Nhược tựa hồ buồn ngủ, bấy giờ mộng thấy một người đàn bà mặc áo đen hối hả đến xin cứu mạng. Văn Nhược giật mình tỉnh dậy, liền gọi trạm trưởng mà hỏi rằng: “Ngươi phải chăng định vì ta mà sát sinh?”. Trạm trưởng đáp: “Quả thực muốn giết một con dê cái non để thiết Ngài”. Văn Nhược lại hỏi: “Dê đó màu .gì?”. Đáp: “Đó là một con dê cái non màu đen” (nguyên văn chép là thanh chữ này trong văn cảnh ở đây có nghĩa là màu đen, chứ không có nghĩa là xanh như bình thường - TĐN). Văn Nhược bèn nói: “Ngươi hãy mau mau thả nó ra! Ta sẽ bỏ tiền ra chuộc để thả nó!”. Đó quả là nhờ uy lực của kinh Bát Nhã cho nên cõi âm mới giúp cho sự cảm ứng như vậy được.

Nguyên chú:

Có người nói rằng: Người thời nay từ lúc sinh ra trong một đời giết thịt lục súc cá chim... khó mà tính xuể. Thêm nữa bọn giặc cướp giết hại nhân dân cũng chẳng thể tính nổi. Vậy mà sao chẳng thấy có một ai đã chết đột ngột lại sống lại được? Đáp: “Những kẻ tội nặng như vậy lìa xác thì lập tức vào trong các đại địa ngục hạn nhiệt muôn kiếp bị khổ, khó mà hòng ra được, cho nên không ai có thế thấy được chúng. Nay đã chết rồi mà được sống lại đều chỉ là những người bị đọa vào biên độc tiểu địa ngục mà thôi. Ngay đến những kẻ bị đọa xuống tiểu địa ngục mà tội nặng, cũng khó mà thấy có người nào mà chết đi rổi sống lại được như chuyện mẹ pháp sư Tử Lân đã nói ở trên hoặc như chuyện bạn học của Tuệ Như.


 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Copyright © 2015 daibaothapmandalataythien.org. All Rights Reserved.
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Email: daibaothapmandalataythien@gmail.com

Đăng ký nhận tin mới qua email
Số lượt truy cập: 5756605
Số người trực tuyến: